Hiện nay, hàng hóa phi mậu dịch là một thuật ngữ quen thuộc trong đời sống, ta có thể bắt gặp hình ảnh của hàng hóa phi mậu dịch tại các siêu thị, cửa hàng,… dưới hình thức là các mặt hàng dược khuyến mại xuất hiện rất nhiều. Điều này đòi hòi doanh nghiệp cần phải có những biện pháp để kiểm soát được số lượng hàng hóa nhập khẩu này đẻ đảm bảo chất lượng đầu vào và đầu ra theo một thủ tục nhất định Vậy, thủ tục xuất nhập khẩu hàng phi mậu dịch hiện hành được quy dịnh như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Hàng phi mậu dịch là gì?
Các văn bản pháp luật hiện hành không quy định rõ ràng về khái niệm của hàng hóa phi mậu dịch. Khái niệm này được đề cập trực tiếp duy nhất trong Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2005 đã hết hiệu lực ngày 4/6/2009 có quy định về hàng phi mậu dịch là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại. Sau đó, đến Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 đã hết hiệu lực gọi tên hàng hóa phi mậu dịch chuyển thành hàng không nhằm mục đích thương mại. Thông tư hiện hành là Thông tư số 38/2015/TT-BTC không có quy định về khái niệm hàng phi mậu dịch hay hàng hóa không nhằm mục đích thương mại mà quy định chi tiết trong từng mục, từng điều thông tư.
Như vậy, về bản chất, ta có thể hiểu hàng hóa phi mậu dịch là hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu không mang mục đích thương mại. Đây thường là các loại hàng mẫu, hàng biếu tặng, hàng khuyến mại. Tất cả các mặt hàng này sẽ không phải chịu bất kỳ một chi phí nào khi mang về sử dụng. Bên cạnh đó, hàng hóa phi mậu dịch sẽ không được phép bán và có thể được miễn thuế, được xét miễn giảm thuế và khấu trừ thuế gia tăng giá trị đầu vào. Hàng hóa phi mậu dịch phải không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, nhập khẩu theo giấy phép quy định của các cơ quan quản lý chuyên ngành.
Danh mục hàng hóa phi mậu dịch bao gồm những gì?
Sau khi đã nắm được khái niệm chung nhất về hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch, vậy những hàng hóa như vậy trên thực tế là những mặt hàng như thế nào? Danh mục hàng hóa phi mậu dịch theo quy định của pháp luật gồm những loại mặt hàng nào? Theo đó, căn cứ vào Điều 69 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013, danh mục hàng hóa phi mậu dịch bao gồm những mặt hàng như sau:
– Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam & quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
– Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân
– Hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này.
– Hàng hóa viện trợ nhân đạo.
– Hàng hoá tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế.
– Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh.
– Hàng mẫu không thanh toán
– Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế.
– Hàng hoá phi mậu dịch khác.
Thủ tục xuất nhập khẩu hàng phi mậu dịch năm 2023
Mọi hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch để vào hoặc ra khỏi thị trường Việt Nam đều cần phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định. Việc thực hiện thủ tục này là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện đúng thủ tục này, bởi nếu không thực hiện đúng thì sẽ phải chịu xử lý vi phạm. Thủ tục này được thực hiện như sau:
Bước 1: Người khai hải quan khai và nộp hồ sơ hải quan xuất khẩu hàng phi mậu dịch
Giấy tờ, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu gồm:
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC
- Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này
- Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Đối với chứng từ quy định, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
Bước 2: Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra chi tiết hồ sơ.
Bước 3: Căn cứ hồ sơ quy định, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu phi mậu dịch do Lãnh đạo Chi cục hải quan quyết định theo nguyên tắc kiểm tra quy định tại Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐ-CP. Riêng hàng hóa hưởng theo chế độ ưu đãi miễn trừ thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định 154/2005/NĐ-CP.
Thuế, lệ phí và các khoản phải nộp khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bước 4: Thông quan hàng hóa phi mậu dịch.
Những lưu ý cụ thể của thủ tục nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch
Khi chuẩn bị hồ sơ giấy tờ liên quan và tuân theo các thủ tục yêu cầu bởi cơ quan thuế, doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề với cơ quan thuế để hạn chế sai sót trong việc kê khai thuế, bởi nếu sai sót không được phát hiện kịp thời thì doanh nghiệp có thể bị xử lý vi phạm. Cụ thể, một số lưu ý khi làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng phi mậu dịch cũng như hàng xuất nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh, bao gồm các điểm sau:
- Đóng thuế nhập khẩu: Hàng phi mậu dịch cũng phải chịu thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu giá trị mặt hàng dưới 1,000,000VND, không phải đóng thuế.
- Hưởng thuế ưu đãi: Hàng phi mậu dịch cũng được hưởng thuế ưu đãi nếu có chứng nhận xuất xứ (C/O).
- Bán hàng phi mậu dịch dưới dạng thanh lý tài sản: Hàng phi mậu dịch có thể được bán ra dưới dạng thanh lý tài sản, trong trường hợp này doanh thu được ghi nhận vào mục khác cho doanh nghiệp.
- Hình thức thanh toán: Hàng phi mậu dịch có thể được thanh toán hoặc không thanh toán qua ngân hàng. Ví dụ: thanh toán hàng mẫu, hàng viện trợ nhân đạo thì không thanh toán.
- Không yêu cầu kiểm tra chuyên ngành: Đa phần hàng phi mậu dịch không cần phải kiểm tra chuyên ngành hoặc làm các chứng nhận hợp chuẩn hợp quy hoặc công bố sản phẩm.
- Khai giá quá thấp: Vì hàng phi mậu dịch không yêu cầu thanh toán, nên doanh nghiệp thường khai giá không chính xác, dẫn đến việc phần lớn hàng phi mậu dịch bị tham vấn giá. Chi tiết về vấn đề tham vấn giá có thể được tìm thấy trong Quy định về tham vấn giá trong Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Mời bạn xem thêm:
- Đồng tiền ghi trên hóa đơn xuất khẩu là đồng tiền nào?
- Thủ tục hải quan xuất khẩu gạo ra nước ngoài năm 2023
- Hạn ngạch xuất khẩu là gì?
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục xuất nhập khẩu hàng phi mậu dịch hiện hành“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Khi nhập khẩu hàng phi mậu dịch có phải đóng thuế không? trường hợp nào được miễn thuế.
(Vấn đề này được quy định tại điểm 4 phần II mục D Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu)
+ Trị giá không quá 30 triệu đồng đối với hàng tặng cho tổ chức Việt Nam.
+ Trị giá không quá 01 triệu đồng đối với hàng tặng cho cá nhân Việt Nam, nhưng tổng số thuế phải nộp dưới 50.000 đồng.
Hàng hoá là quà biếu, quà tặng có trị giá vượt quá định mức xét miễn thuế theo quy định trên thì phải nộp thuế đối với phần vượt, trừ một số trường hợp được miễn thuế toàn bộ:
+ Đơn vị nhận hàng quà biếu, quà tặng là cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan đoàn thể xã hội hoạt động bằng kinh phí ngân sách cấp phát, nếu được cơ quan chủ quản cấp trên cho phép tiếp nhận để sử dụng thì được xét miễn thuế trong từng trường hợp cụ thể;
+ Lô hàng quà biếu, quà tặng mang mục đích nhân đạo, từ thiện, nghiên cứu khoa học;
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi thuốc chữa bệnh về cho thân nhân tại Việt Nam là gia đình có công với cách mạng, thương binh, liệt sỹ, người già yếu không nơi nương tựa có xác nhận của chính quyền địa phương.Xem thêm thủ tục nhận hàng quà biếu từ nước ngoài.
– Chủ hàng hóa có thể là các cá nhân hoặc tổ chức, cơ quan
– Người được chủ hàng ủy quyền bằng văn bản