Thủ tục hải quan xuất khẩu gạo ra nước ngoài năm 2023

bởi Ngọc Trinh
Thủ tục hải quan xuất khẩu gạo ra nước ngoài

Khách hàng: Xin chào đội ngũ Luật sư của trang pháp lý LSX. Tôi hiện đang là một thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo. Đợt này tôi phải tự mình đi làm thủ tục hải quan để xuất khẩu gạo nên vẫn còn khá lúng túng. Thường ngày do không được tiếp xúc với pháp luật nhiều nên kiến thức pháp lý của tôi cũng khá hạn hẹp. Chính vì vậy hôm nay lên đây tôi muốn các Luật sư, các chuyên gia pháp lý cùng nhiều kinh nghiệm của mình sẽ giúp tôi giải quyết vấn đề pháp lý này. Tôi muốn tham khảo thủ tục hải quan xuất khẩu gạo ra nước ngoài năm 2023 để có thể nắm rõ cụ thể hơn, chi tiết hơn về quy trình này. Mong nhận được sự tư vấn nhiệt tình đến từ các Luật sư. Xin cảm ơn rất nhiều!

LSX: Xin chào bạn, chào quý khách hàng của chúng tôi! Hãy đi tìm hiểu câu trả lời cho thủ tục hải quan xuất khẩu gạo ngay phía dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Khi nào được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo?

Muốn được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cần phải kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, như sau:

  • Thương nhân tự kê khai hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai, về các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quy định tại Điều 6 và việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
  • Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận.Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra bằng văn bản, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có) và gửi kèm theo biên bản kiểm tra.
  • Theo kế hoạch định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra công tác hậu kiểm quy định tại khoản 2 Điều này và việc duy trì đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân.

Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận cho thương nhân theo quy định tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm:

  • Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
  • Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

  • Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
  • Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.

Việc cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân để thay thế Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực được thực hiện như sau:

  • Tối thiểu 30 ngày trước ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận, thương nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Bộ Công Thương;
  • Số lượng bộ hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ, thời hạn xem xét, cấp Giấy chứng nhận mới thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP.

Thủ tục hải quan xuất khẩu gạo ra nước ngoài như thế nào?

Bước 1: Khai và nộp tờ khai hải quan.

Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:

  • Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
  • Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

Bước 2: Thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bước 3. Tiếp nhận và trả kết quả

Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm:

  • Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;
  • Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
  • Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục hải quan.

Hồ sơ hải quan gồm: Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan và chứng từ có liên quan. Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.

Thủ tục hải quan xuất khẩu gạo ra nước ngoài
Thủ tục hải quan xuất khẩu gạo ra nước ngoài

Thời hạn tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hải quan là bao lâu?

Các trường hợp sau đây được khai trên tờ khai hải quan giấy:

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới;
  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh;
  • Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo;
  • Hàng quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển của cá nhân;
  • Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 49 Nghị định này;
  • Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định trong trường hợp mang theo khách xuất cảnh, nhập cảnh;
  • Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác. Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo trên trang thông tin điện tử hải quan chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử;
  • Hàng hóa khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, trung thực, rõ ràng các tiêu chí trên tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Hải quan 2014 quy định: Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định của Luật này. Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật này, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:

  • Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
  • Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định. Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày;
  • Việc kiểm tra phương tiện vận tải phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách và bảo đảm việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.

Việc thông quan hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật này. Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thủ tục hải quan xuất khẩu gạo ra nước ngoài” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ cho mọi người có một cái nhìn chung nhất về thủ tục hải quan cũng như là điều kiện để kinh doanh xuất khẩu gạo. Mong những kiến thức pháp lý đó sẽ có ích với mọi người. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới đổi tên bố trong giấy khai sinh. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn nộp tờ khai hải quan xuất khẩu gạo là bao lâu?

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.

Nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo cần điều kiện nào?

Việc điều hành xuất khẩu gạo phải đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc sau:
– Góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa và bảo đảm lợi ích người trồng lúa theo chính sách hiện hành.
– Bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước.
– Thực hiện các cam kết quốc tế; bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả.

Có mấy phương thức đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu gạo?

Phương thức đăng ký tờ khai hải quan được quy định như sau:
– Tờ khai hải quan điện tử được đăng ký theo phương thức điện tử;
– Tờ khai hải quan giấy được đăng ký trực tiếp tại cơ quan hải quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm