Thừa kế không phụ thuộc vào di chúc

bởi
Thừa kế không phụ thuộc vào di chúc

Pháp luật Việt Nam quy định thế nào về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc? Mẹ không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ:

Bộ luật Dân sự 2015

Nội dung tư vấn:

Theo Bộ luật Dân sự, bất kì ai cũng có quyền để lại tài sản của mình cho người khác. Không nhất thiết là người thân chung huyết thống. Tuy nhiên, để đảm bảo tính nhân đạo, giữ gìn truyền thống văn hóa người Việt, bên cạnh việc tôn trọng di chúc, pháp luật Việt Nam vẫn có quy định về việc chia di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

1. Đối tượng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc

Bộ luật Dân sự 2015 quy định, tài sản của người chết sẽ được gọi là di sản và được chia theo di chúc (nếu có và hợp pháp). Nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ thì mới chia theo pháp luật.

Tuy nhiên, tại Điều 644 của Bộ luật này quy định có 06 nhóm đối tượng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, gồm:

– Con chưa thành niên của người để lại di sản;

– Cha của người để lại di sản;

– Mẹ của người để lại di sản;

– Vợ của người để lại di sản;

– Chồng của người để lại di sản;

– Con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản.

Theo đó, cho dù những người được liệt kê trên không có tên trong di chúc, nhưng vì mối quan hệ huyết thống, quan hệ vợ chồng với người mất mà pháp luật quy định những người này vẫn được hưởng di sản thừa kế. Bởi vậy, thực tế, người mẹ vẫn được hưởng di sản của con trai trong trường hợp di chúc không đề cập tới phần chia cho mình mà chỉ có của vợ con người mất.

2. Mức hưởng của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Cũng tại Điều 644 của Bộ luật Dân sự 2015, căn cứ vào mức di sản khi chia thừa kế theo pháp luật những người không có tên trong di chúc vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Bên cạnh đó, trường hợp theo di chúc của người mất chỉ cho họ hưởng một phần di sản tương đương ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật, thì những người này vẫn được hưởng bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Tuy nhiên, nếu những đối tượng được hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc nêu trên từ chối nhận di sản thừa kế hoặc không có quyền nhận di sản thừa kế (Đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản; Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản…) thì điều luật này là vô hiệu. Theo đó, di sản sẽ chỉ được chia theo di chúc mà không được chia cho những đối tượng này.

Như vậy, nếu người mẹ đáp ứng được điều kiện có quyền nhân di sản thừa kế, cũng không từ chối nhận di sản thừa kế thì hoàn toàn có quyền hưởng ít nhất 2/3 di sản thừa kế của con trai mình.

Trên đây là tư vấn của Luật sư X, hi vọng bài viết hữu ích với bạn. Truy cập https://lsx.vn/ để tìm hiểu thêm bài viết khác.

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm