Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Vì là công ty chịu trách nhiệm hữu hạn trong tài sản thuộc sở hữu của nó nên khi thành lập loại hình doanh nghiệp này người thành lập cần phải góp vốn để tạo tài sản cho công ty. Tài sản này sẽ thuộc sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn và được sử dụng với mục đích kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Vậy trong trường hợp người góp vốn muốn rút vốn từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ra thì cần làm gì? Bài viết “Thực hiện rút vốn khỏi công ty TNHH 1 thành viên như thế nào?” dưới đây của LSX sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên
Cụm từ trách nhiệm hữu hạn trong loại hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hay 2 thành viên được hiểu là trách nhiệm của doanh nghiệp khi có vấn đề phát sinh. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn khi có vấn đề phát sinh thì doanh nghiệp này chỉ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản mà nó có. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ không phải sử dụng tài sản của mình để chịu trách nhiệm về tài chính nếu việc kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn gặp khó khăn.
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên sẽ có quyền quyết định đối với các vấn đề trong công ty mà mình quản lý. Bên cạnh đó, chủ sở hữu công ty cũng sẽ phải tuân thủ các nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện đối với công ty. Đặc biệt, về vấn đề rút vốn.
Khoản 5 Điều 76 Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ về vấn đề rút vốn của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Nếu rút một phần hoặc toàn bộ vốn ra khỏi công ty dưới hình thức khác. Thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Hình thức rút vốn khỏi công ty trách nhiệm hữu hạn
Khi kinh doanh, sẽ có những lúc bạn không cùng ý chí và mong muốn cũng như con đường đối với những người khác trong công ty. Trường hợp này hiện nay khá phổ biến và có những quy định cụ thể. Nếu bạn không muốn thực hiện kinh doanh loại hình doanh nghiệp mà bạn đồng thành lập thì bạn có thể lựa chọn việc rút số vốn mà bạn đã góp và nhượng lại cho những người khác trong doanh nghiệp bằng văn bản. Cụ thể như sau:
Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên sẽ rút vốn theo một trong hai hình thức sau:
– Chuyển nhượng một phần vốn góp cho tổ chức, hoặc cá nhân khác.
– Chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho tổ chức, hoặc cá nhân khác.
Việc chuyển nhượng vốn góp sẽ do các bên thỏa thuận và được ghi lại trong hợp đồng. Hợp đồng chuyển nhượng sẽ được xem như là một căn cứ chuyển nhượng vốn góp.
Trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác, thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
>> Xem thêm: chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện
Thực hiện rút vốn khỏi công ty TNHH 1 thành viên như thế nào?
Hiện nay theo quy định của Luật doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không thể thực hiện rút vốn góp. Việc rút vốn góp chỉ được thực hiện đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Nếu bạn muốn thu hồi lại nguồn vốn mà đã đầu tư vào doanh nghiệp và không muốn đầu tư vào doanh nghiệp nữa thì bạn có thể lựa chọn hình thức bán doanh nghiệp hoặc thay đổi hình thức kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên sau đó thực hiện nhượng vốn lại cho người cùng kinh doanh, góp vốn.
Sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng vốn góp, công ty TNHH một thành viên sẽ phải thực hiện như sau:
– Đối với trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp:
Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng một phần vốn góp, công ty sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. việc chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp nào sẽ phụ thuộc vào số lượng người nhận chuyển nhượng.
Nếu số lượng người nhận chuyển nhượng là một người. Công ty TNHH một thành viên sẽ chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên.Công ty sẽ phải thực hiện các công việc tiến hành chuyển đổi. Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Nếu số lượng tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng từ hai người trở lên. Công ty sẽ lựa chọn và quyết định chuyển đổi công ty thành công ty TNHH hai thành viên trở lên. Hoặc chuyển đổi công ty thành công ty cổ phần. Sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng, công ty sẽ phải tổ chức lại theo một trong hai mô hình doanh nghiệp vừa nêu. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn tất việc chuyển nhượng. Công ty sẽ phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
– Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp
Sau khi hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, công ty sẽ tiến hành thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên.
Sau khi thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.Công ty sẽ phải thực hiện công bố thông tin trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Tiến hành khắc dấu và công bố mẫu dấu.
Đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, công ty cũng sẽ phải thực hiện thủ tục công bố thông tin trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
Mời bạn xem thêm
- Những mặt hàng không cần hóa đơn đầu vào là gì?
- Mẫu giấy ủy quyền cho tặng xe máy mới năm 2024
- Tỷ giá hối đoái là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thực hiện rút vốn khỏi công ty TNHH 1 thành viên như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Vốn điều lệ của một Công ty TNHH được định nghĩa là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập. Theo đó, Luật Doanh nghiệp 2020, ghi nhận như sau:
Điều 47. Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
…
Điều 75. Góp vốn thành lập công ty
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
Thời hạn góp vốn đối với Công ty TNHH được quy định tại khoản 2 Điều 47 và khoản 2 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
– Thành viên/Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.
– Trong thời hạn 90 ngày nói trên, thành viên/chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.
– Trường hợp nếu không góp hoặc góp không đủ số vốn góp trong thời hạn quy định thì phải tiến hành điều chỉnh vốn điều lệ của công ty hoặc tổ chức lại công ty nếu không đủ thành viên.