Thuế bảo vệ môi trường là gì theo quy định pháp luật năm 2023

bởi Trà Ly
Thuế bảo vệ môi trường là gì theo quy định pháp luật năm 2023

Trong một số trường hợp, người dân phải nộp thuế bảo vệ môi trường khi mua một số sản phẩm, hàng hóa. Có thể nhiều người còn đang thắc mắc về thuế bảo vệ môi trường. Vậy, Thuế bảo vệ môi trường là gì theo quy định pháp luật? Để hiểu rõ hơn về thuế bảo vệ môi trường và các vấn đề liên quan, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé, hy vọng có thể giúp ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Thuế bảo vệ môi trường là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 định nghĩa về thuế bảo vệ môi trường như sau:

“Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.”

Theo đó, người nộp thuế và người chịu thuế bảo vệ môi trường không phải là một. Nói cách khác, người nộp thuế bảo vệ môi trường là người sản xuất, kinh doanh nhưng người thực tế chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Ai phải nộp thuế bảo vệ môi trường?

Tại Điều 5 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định người nộp thuế như sau:

– Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này.

– Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

+ Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu là người nộp thuế;

+ Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.

Thuế bảo vệ môi trường là gì theo quy định pháp luật năm 2023
Thuế bảo vệ môi trường là gì theo quy định pháp luật năm 2023

Cách tính thuế bảo vệ môi trường

Căn cứ theo Điều 6, 7, 8 Luật Thuế bảo vệ môi trường, Điều 3 Nghị định 67/2011/NĐ-CP, Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14, Nghị quyết 18/2022/UBTVQH15 quy định về cách tính thuế bảo vệ môi trường như sau:

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hóa chịu thuế x Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.

Trong đó:

* Số lượng hàng hóa tính thuế:

Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:

– Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho;

– Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.

Trường hợp nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch và nhiên liệu sinh học thì số lượng hàng hóa tính thuế chỉ tính cho số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch trong nhiên liệu hỗn hợp.

* Mức thuế tuyệt đối:

Mức thuế bảo vệ môi trường được quy định cụ thể như sau:

TTHàng hóaĐơn vị tínhMức thuế (đồng/đơn vị hàng hóa)
IXăng, dầu, mỡ nhờn  
1Xăng, trừ etanollít4.000
2Nhiên liệu baylít3.000
3Dầu diesellít2.000
4Dầu hỏalít1.000
5Dầu mazutlít2.000
6Dầu nhờnlít2.000
7Mỡ nhờnkg2.000
IIThan đá  
1Than nâutấn15.000
2Than an – tra – xít (antraxit)tấn30.000
3Than mỡtấn15.000
4Than đá kháctấn15.000
IIIDung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC), bao gồm cả dung dịch HCFC có trong hỗn hợp chứa dung dịch HCFCkg5.000
IVTúi ni lông thuộc diện chịu thuếkg50.000
VThuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụngkg500
VIThuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụngkg1.000
VIIThuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụngkg1.000
VIIIThuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụngkg1.000

Lưu ý: Mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ ngày 01/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022 được quy định như sau:

TTHàng hóaĐơn vị tínhMức thuế (đồng/đơn vị hàng hóa)
1Xăng, trừ etanollít2.000
2Dầu diesellít1.000
3Dầu hỏalít300
4Dầu mazutlít1.000
5Dầu nhờnlít1.000
6Mỡ nhờnkg1.000

Thời hạn tính thuế bảo vệ môi trường

Thời hạn tính thuế bảo vệ môi trường được quy định Điều 9 Luật Thuế bảo vệ môi trường và Điều 6 Thông tư 152/2011/TT-BTC như sau:

– Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.

– Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.

– Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ xăng dầu nhập khẩu để bán quy định tại khoản 4 điều này.

– Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.

Nộp thuế bảo vệ môi trường ở đâu?

Căn cứ Điều 10 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định về khai thuế, nộp thuế, tính thuế như sau:

– Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho được thực hiện theo tháng và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

– Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện cùng thời điểm với khai thuế và nộp thuế nhập khẩu.

– Thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu.

Dựa theo Điều 10 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010 được hướng dẫn cách nộp thuế quy định tại Điều 5 Nghị định 67/2011/NĐ-CP như sau:

Khai thuế, tính thuế và nộp thuế thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật Thuế bảo vệ môi trường và pháp luật về quản lý thuế.

– Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo tháng. Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu ủy thác thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo từng lần phát sinh.

– Khai thuế, tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn: Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện khai, nộp thuế bảo vệ môi trường và ngân sách nhà nước đối với lượng xăng dầu xuất, bán (bao gồm cả xuất để tiêu dùng nội bộ, xuất để trao đổi sản phẩm hàng hóa khác, xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, bán cho tổ chức, cá nhân khác; trừ bán cho công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối khác) tại địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng.

Bộ Tài chính quy định công ty đầu mối kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu.

– Khai thuế, tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với than thực hiện theo nguyên tắc: Than tiêu thụ nội địa phải khai, nộp thuế bảo vệ môi trường; than xuất khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể quy định tại Khoản này.

– Thuế bảo vệ môi trường chỉ phải nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế bảo vệ môi trường nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì không phải nộp thuế bảo vệ môi trường khi nhập khẩu.

Như vậy, nộp thuế bảo vệ môi trường tùy thuộc vào việc kinh doanh loại sản phẩm nào. Giả sử kinh doanh xăng dầu thì có thể nộp thuế tại địa phương nơi khai thuế.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thuế bảo vệ môi trường là gì theo quy định pháp luật năm 2023” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Tại sao có doanh nghiệp vừa đóng thuế vừa nộp phí bảo vệ môi trường?

Về thuế bảo vệ môi trường, theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 định nghĩa thuế bảo vệ môi trường như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1.Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
Căn cứ khoản 2 Điều 136 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
Điều 136. Chính sách thuế, phí về bảo vệ môi trường
2. Phí bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với hoạt động xả thải ra môi trường; khai thác khoáng sản hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường; dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
b) Mức phí bảo vệ môi trường được xác định trên cơ sở khối lượng, mức độ độc hại của chất ô nhiễm thải ra môi trường, đặc điểm của môi trường tiếp nhận chất thải; mức độ tác động xấu đến môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản; tính chất dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường;
c) Việc ban hành, tổ chức thực hiện quy định về phí bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Như vậy, có thể thấy thuế bảo vệ môi trường và phí bảo vệ môi trường là hai khoản tiền khác nhau, có mục đích và vai trò khác nhau. Nên hiện nay có nhiều trường hợp một doanh nghiệp, tổ chức vừa nộp thuế bảo vệ môi trường vừa nộp phí bảo vệ môi trường.

Đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường là những hàng hóa nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật thuế Bảo vệ môi trường 2010 quy định về đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường cụ thể như sau:
“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế
1. Hàng hóa không quy định tại Điều 3 của Luật này không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.
2. Hàng hóa quy định tại Điều 3 của Luật này không chịu thuế bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc thỏa thuận giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật;
c) Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm