Việc thuê nhà rồi cho thuê lại có thể đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhà đầu tư nếu biết kinh doanh đúng cách và đúng quy định. Do đó, người cho thuê nhà rồi cho thuê lại cần nắm rõ những thông tin, quy định liên quan đến vấn đề này để bảo đảm quyền lợi cho bản thân và hạn chế rủi ro khi kinh doanh. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, Thuê nhà rồi cho thuê lại có cần đăng ký kinh doanh không? Tài liệu hồ sơ đăng ký kinh doanh khi thuê nhà rồi cho thuê lại gồm những gì? Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh khi thuê nhà rồi cho thuê lại thực hiện như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thuê nhà rồi cho thuê lại có cần xin phép chủ nhà?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải tìm hiểu các quy định của luật dân sự về hợp đồng cho thuê tài sản, cụ thể như sau:
Tại điều 472 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng thuê tài sản như sau:
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê”.
Trong đó, hợp đồng thuê nhà cũng là một dạng của hợp đồng thuê tài sản. Bên thuê nhà, có nghĩa vụ trả tiền và có quyền sử dụng theo đúng công dụng; mục đích đã thỏa thuận. Bên cho thuê có nghĩa vụ giao nhà, bảo đảm giá trị sử dụng; của nhà cho thuê và có quyền được nhận tiền thuê nhà, ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận thêm các điều khoản khác; trong hợp đồng không trái với quy định của pháp luật.
Tại điều 475 Bộ luật dân sự quy định về quyền của người thuê tài sản; trong đó có quy định như sau:
Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.
Như vậy, có thể thấy, bên thuê nhà có quyền cho thuê lại nhà đang thuê nếu hợp đồng có thỏa thuận vấn đề này hoặc được chủ nhà đồng ý. Do đó, cần phải xin phép chủ nhà trước khi cho người khác thuê lại nhà đang thuê. Nếu thuê nhà rồi tự ý cho thuê lại mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu thì đây được xem là hành vi vi phạm hợp đồng.
Thuê nhà rồi cho thuê lại có cần đăng ký kinh doanh không?
Căn cứ Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản, cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo Điều 5 Nghị định 02/2022/NĐ-CP quy định tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên, theo đó:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Kinh doanh bất động sản không bắt buộc phải có các điều kiện quy định tại Điều 4 của Nghị định này bao gồm:
- Cơ quan, tổ chức thực hiện bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do phá sản, giải thể, chia tách theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản là tài sản công theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (AMC), công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thực hiện bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án bất động sản đang được dùng bảo lãnh, thế chấp để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quyết định của Tòa án, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng thuộc quyền sở hữu hợp pháp, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng bất động sản do mình đầu tư xây dựng mà không phải là dự án đầu tư xây dựng bất động sản để kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tùy theo từng trường hợp mà thuê nhà rồi cho thuê lại có cần đăng ký kinh doanh hay không. Trong trường hợp cho thuê lại nhà với quy mô nhỏ, không thường xuyên, cải tạo sửa chữa nhưng không phải theo dự án, thì không cần phải đăng ký kinh doanh nhưng phải kê khai nộp thuế. Ngược lại, nếu chỉ thuê rồi cho thuê lại mà không sửa chữa, cải tạo nhà thuê thì bạn cần phải đăng ký kinh doanh theo quy định.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh khi thuê nhà rồi cho thuê lại
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh khi thuê nhà rồi cho thuê lại
Khoản 3 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Bước 3: Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thuê nhà rồi cho thuê lại có cần đăng ký kinh doanh” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là mẫu hợp đồng cho thuê nhà đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở (khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021).
Người thuê nhà cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi chủ nhà tăng giá một cách bất hợp lý; mà không thông báo cho người thuê biết trước theo thỏa thuận. Trường hợp chủ nhà không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng hoặc vì lợi ích của người thứ ba mà hạn chế quyền sử dụng; người thuê cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).