Với thời đại công nghệ phát triển, việc tiện cận thông tin trên các nền tảng ngày càng nhiều, đặc biệt hiện nay đó là nền tảng mạng xã hội tiktok. Bên cạnh việc giải trí trên nền tảng này, thời gian gần đây, mọi người có thể mua sắm trên tiktok một cách nhanh chóng, với nhiều ưu đãi lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó cũng không thể tránh được việc mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng.. Thời gian gần đây, một tiktoker có hơn 2,6 triệu theo dõi là T.N.D. đã bị cùng lúc hai thương hiệu làm đẹp đình đám là Estee Lauder Việt Nam và MAC Việt Nam tố giác bán hàng giả trên TikTok. Sự viêc này khiến mạng xã hội xôn xao, đặc biệt là phái đẹp, đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho vấn nạn hàng giả, hàng nhái. Vậy tiktoker bán hàng “pha-ke” sẽ bị xử lý như thế nào là thắc mắc của nhiều bạn đọc, có thể bị xử lý hình sự không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nghề Tiktoker là gì?
Để trả lời câu hỏi: “nghề Tiktoker là gì?”, “hot Tiktoker là gì?” cần hiểu rõ Tiktok là gì? Đây là một phiên bản của ứng dụng gốc Douyin đến từ Trung Quốc, ra mắt vào năm 2017.
Tiktok là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội cho phép người sử dụng đăng các video nhạc dài từ 15 giây nhằm thu hút nhiều người dùng.
Tiktoker là người sử dụng Tiktok để đăng tải những video mang tính sáng tạo nội dung về một chủ đề nào đó. Nó được kết hợp giữa 2 từ “Tiktok” và “User” (người dùng).
Các tiktoker sở hữu lượng người theo dõi đông đảo và các video tạo ra sức hút sẽ trở thành Hot Tiktoker. Từ đó, họ có thể “hái ra tiền” từ chính mạng xã hội này.
Hàng “pha-ke” là gì theo quy định pháp luật?
Theo quy định tại khoản 2, 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hàng “pha-ke” định nghĩa là “hàng giả” và được phân loại cụ thể như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
2. “Buôn bán” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa vào lưu thông.
…
7. “Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.”
Buôn bán hàng fake là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa các loại hàng giả được nêu ở trên vào lưu thông.
Tiktoker bán hàng “pha-ke” sẽ bị xử lý như thế nào?
Mức phạt hành chính
Theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP, người buôn bán hàng fake có thể bị phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng giả hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng hoặc hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.
– Trường hợp được xác định là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng, người bán sẽ bị phạt hành chính theo Điều 9 Nghị định 98 với số tiền từ 01 – 70 triệu đồng tùy theo giá trị số hàng giả bị phát hiện tương đương với hàng thật.
– Trường hợp được xác định là hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, người bán sẽ bị phạt hành chính theo Điều 11 với tiền từ 01 – 50 triệu đồng tùy theo giá trị hàng giả tương đương với hàng thật.
Ngoài phạt tiền, người bán sẽ bị tịch thu số hàng giả bị phát hiện và bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Lưu ý: Nếu tổ chức vi phạm thì sẽ áp dụng mức phạt gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Bán hàng “pha-ke” bị xử lý hình sự trong trường hợp nào?
Ngoài quy định về xử phạt hành chính như trên, việc bán hàng giả còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn bán hàng giả tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 nếu thuộc một trong các trường hợp:
– Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30 triệu đồng trở lên;
– Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên;
– Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên.
Theo Điều 192 Bộ luật Hình sự, người phạm tội buôn bán hàng giả có thể bị phạt tiền từ 100 triệu – 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm. Ngoài ra, tội này còn quy định các khung hình phạt tăng nặng khác với mức phạt lên đến 15 năm tù. Pháp nhân phạm tội này có thể bị phạt tiền đến 09 tỷ đồng hoặc đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.
Mời bạn xem thêm
- Phân biệt hàng giả và hàng nhái như thế nào cập nhật mới nhất 2021
- Làm giả nhãn hiệu hàng hóa có bị phạt tù không theo quy định mới
- Mẫu giấy đặt cọc mua bán nhà đất mới năm 2023
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Năm 2023 tiktoker bán hàng “pha-ke” sẽ bị xử lý như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến kết hôn với người Hàn Quốc… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Người mua phải hàng giả có thể làm đơn tố giác tội phạm đến cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp huyện nơi bên bán có trụ sở/cửa hàng/kho hàng…
Để có cơ sở giải quyết cần cung cấp cho cơ quan điều tra chứng từ, hóa đơn mua hàng, hàng giả (chiếc túi), tin nhắn, điện thoại trao đổi giữa hai bên, chứng từ chuyển tiền hoặc xác nhận chuyển tiền của ngân hàng (nếu thanh toán online) và các tài liệu, chứng cứ khác, nếu có).
Hàng giả thường phải chứa một hoặc nhiều dấu hiệu giả như:
– Giả về chất lượng và công dụng;
– Giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa;
– Giả mạo về sở hữu trí tuệ;
– Giả mạo về các loại tem, nhãn, bao bì hàng hóa.
Pháp luật hiện hành không có quy định khái niệm “hàng nhái”; mà thuật ngữ này chỉ sử dụng để được hiểu là sản phẩm đang lưu thông trên thị trường không phải là sản phẩm chính thống do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối chính đưa ra thị trường
Ngoài các mức phạt theo quy định nêu trong bài viết, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.