Tính tiền lương bình quân của 1 công nhân như thế nào?

bởi Anh
Tính tiền lương bình quân của 1 công nhân như thế nào

Tôi hiện đang làm tại một công ty sản xuất giày da trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh. Trước đây tôi có làm một số công việc tự do nên không để ý đến những quy định liên quan đến bảo hiểm xã hội cũng như tiền lương đóng bảo hiểm xã hội. Nhưng hiện tại tôi làm công nhân và được đóng bảo hiểm xã hội nên tôi muốn hỏi về mức lương đóng bảo hiểm xã hội hiện nay đối với công nhân có sự khác biệt với những nghành nghề khác không? Và tính tiền lương bình quân của 1 công nhân như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Tính tiền lương bình quân của 1 công nhân như thế nào? ” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là gì?

Bình quân được hiểu là trung bình cộng của một đơn vị nhất định. Việc tính mức lương bình quân được hiểu là mức lương trung bình của các năm đóng bảo hiểm xã hội. Việc đóng mức lương trung bình này sẽ giúp cho người lao động cũng như các cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội có được mức lương cụ thể trong một khoảng thời gian người lao động đóng tiền bảo hiểm từ đó có các quy định về quyền lợi cho phù hợp.

Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là mức trung bình của tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trong một thời gian nhất định.

Theo đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được sử dụng để tính lương hưu, trợ cấp một lần, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thai sản,..

Mời bạn xem thêm: Hợp đồng lao động

Tính tiền lương bình quân của 1 công nhân như thế nào
Tính tiền lương bình quân của 1 công nhân như thế nào

Tính tiền lương bình quân của 1 công nhân như thế nào?

Đối với công nhân là lực lượng lao động đông đảo của xã hội hiện nay. Việc công nhân được tham gia bảo hiểm và đóng bảo hiểm bắt buộc hàng tháng cũng được phổ biến và trở thành việc làm bắt buộc theo luật định. Cách tình tiền lương bình quân của đội ngũ lao động công nhân cũng không có sự khác biệt so với việc tính mức lương bình quân của các loại hình lao động khác. Nhìn chung công thức cũng được dựa trên những quy định sau:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29.12.2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo Khoản 3 Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội và Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định/Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong đó:

a) Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

b) Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính như Điểm a Khoản này.

Trong đó, tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tổng số các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của các giai đoạn.

Theo quy định tại Khoản 19 Điều 1 Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 7.7.2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bổ sung Khoản 3a sau Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 59/2015/TT-LĐTBXH ngày 29/12/2015 như sau:

“3a. Khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của thời gian này được chuyển đổi theo chế độ tiền lương tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

Riêng đối với người lao động có thời gian làm việc trong các doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 nêu trên được chuyển đổi theo tiền lương quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.”

Tính tiền lương bình quân của 1 công nhân như thế nào
Tính tiền lương bình quân của 1 công nhân như thế nào

Mức lương hưu hằng tháng hiện nay bằng bao nhiêu mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội?

Một trong những hoạt động phổ biến sử dụng đến việc tính mức lương bình quân hiện nay đó là việc tính mức nhận lương hưu hàng năm. Lương hưu sẽ được tính dựa trên mức lương bình quân vì qua mỗi năm việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cũng có nhiều sự thay đổi. Mà việc chọn ra một mức lương bạn đã đóng ra trong khoảng thời gian này làm lương để nhận lương hưu cũng chưa thực sự hợp lý, chính vì vậy bạn cần có mức lương bình quân.

Căn cứ tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức lương hưu hằng tháng cụ thể như:

Mức lương hưu hằng tháng
….

  1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
    a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
    b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
    Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
  2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
    Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
    …..

Như vậy, hiện nay, nếu đáp ứng đủ điều kiện hưởng lương hưu trong điều kiện lao động bình thường thì mức lương hưu hằng tháng của người lao động bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

– Đối với lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.

– Đối với lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

*Chú thích: Đối với người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động thì mức lương hưu hằng tháng vẫn được áp dụng theo quy định trên. Tuy nhiên tương ứng với mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đềTính tiền lương bình quân của 1 công nhân như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu trợ cấp một lần được xác định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu trợ cấp một lần được xác định như sau:
[1] Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH như:
– Tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
– Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
– Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
– Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
– Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
– Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
– Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
[2] Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
[3] Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian.
Trong đó, thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo như người lao động được hưởng chế độ tiền lương do Nhà nước điều chỉnh
Mức lương hưu hằn

Công thức tính tiền lương bình quân hiện nay?

Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định/Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm