Tình trạng quan hệ trước hôn nhân của sinh viên liệu có phạm pháp không?

bởi Trà Ly
Tình trạng quan hệ trước hôn nhân của sinh viên liệu có phạm pháp không?

Theo những thống kê, báo cáo nhiều sinh viên thường quan hệ trước hôn nhân. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng quan hệ trước hôn nhân của sinh viên liệu có phạm pháp không? Đây cũng là câu hỏi mà nhiều người muốn hỏi. Vì vậy, LSX xin đưa ra ý kiến về Tình trạng quan hệ trước hôn nhân của sinh viên liệu có phạm pháp không?

Căn cứ pháp lý

Tình trạng quan hệ trước hôn nhân của sinh viên

Nhận thức của sinh viên về các khái niệm, thuật ngữ về tình dục, đa dạng tính dục còn hạn chế. Biện pháp tránh thai được sinh viên có nghe nói đến nhiều nhất là vòng tránh thai, nhưng thuốc diệt tinh trùng là lại biện pháp ít được các bạn biết tới nhất. Sinh viên biết sử dụng bao cao su nam nhiều nhất nhưng sự tự tin trong việc sử dụng nó đúng cách lại ít nhất. HIV/AIDS là bệnh lây truyền qua đường tình dục được sinh viên có khả năng kể ra nhiều nhất, tuy nhiên mới gần một nửa sinh viên hiểu được chính xác khái niệm HIV và các nguy cơ lây truyền qua các giao tiếp thông thường. Không có sự khác biệt về giới tính, thành phần dân tộc, năm học của sinh viên trong nhận thức về SKSS, SKTD.

Hơn 60% sinh viên ủng hộ quan hệ tình dục trước hôn nhân, sinh viên nam đồng ý cao hơn sinh viên nữ, sinh viên khoá sau cao hơn sinh viên khoá trước. Tuy có những suy nghĩ cởi mở hơn về trinh tiết của người phụ nữ,  vẫn có hơn 40% sinh viên coi trọng vấn đề này, đặc biệt ở sinh viên nam. Điều này phản ánh khuôn mẫu, định kiến về giới là đàn ông luôn là người chủ động trong tình yêu, tình dục, đòi hỏi sự trinh tiết đối với phụ nữ ở Việt Nam. Khoảng 2/3 số sinh viên ĐHTN vẫn giữ thái độ tiêu cực trước hành vi tình dục đồng giới vì cho rằng đó là điều bất bình thường, biến thái”. Gần 60% sinh viên vẫn có thái độ đổ lỗi cho phụ nữ về việc họ bị xâm hại tình dục tiếp tục phản ánh những định kiến giới trong tư duy của sinh viên ĐHTN, nhất là ở sinh viên nam.

Tỷ lệ sinh viên ĐHTN đã có quan hệ tình dục tại thời điểm khảo sát là 28,3%, trong đó tỷ lệ sinh viên nam đã có QHTD cao hơn nhóm sinh viên nữ, ở nhóm sinh viên dân tộc thiểu số cao hơn  sinh viên dân tộc Kinh. Độ tuổi càng tăng thì tỷ lệ sinh viên có QHTD càng tăng. Đa số sinh viên có QHTD xuất phát từ chính nhu cầu, sự tự nguyện của bản thân chiếm tỷ lệ cao nhất và phần lớn sinh viên cũng cho biết mình là người chủ động trong QHTD nhưng vẫn có khoảng gần 30% là do bị lừa gạt, cưỡng bức. Đối tượng mà sinh viên có QHTD nhiều nhất là với người yêu, nhưng cũng có những đối tác là bạn bè, người mới quen, người lạ, thậm chí là với người lao động tình dục/mại dâm và có cả họ hàng.

Phần lớn sinh viên đã biết các sử dụng biện pháp tránh thai khác nhau trong QHTD, phổ biến nhất là bao cao su và thuốc tránh thai khẩn cấp. Với nhóm sinh viên không sử dụng biện pháp bảo vệ đã có tình trạng mang thai ngoài ý muốn dẫn đến việc phải phá thai. Hơn 10% sinh viên nhà trường đã bị xâm hại, quấy rối tình dục, trong đó tỷ lệ sinh viên nữ cao hơn sinh viên nam.

Tình trạng quan hệ trước hôn nhân của sinh viên liệu có phạm pháp không?
Tình trạng quan hệ trước hôn nhân của sinh viên liệu có phạm pháp không?

Quan hệ tình dục trước hôn nhân có bị coi là phạm pháp?

Theo một số kết quả nghiên cứu được công bố,  Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ phá thai tuổi vị thành niên cao và đang ngày càng gia tăng. Số tuổi quan hệ tình dục ngày càng giảm đi. Hệ lụy của quan hệ tình dục trước hôn nhân khi còn trong độ tuổi đến trường không hề nhỏ. Vậy, nên hay không việc quan hệ tình dục trước hôn nhân?

Không phải tự nhiên mà pháp luật quy định tuổi kết hôn là 20 đối với nam và 18 tuổi đối với nữ. Đó là bởi vì khi ở độ tuổi này, các chủ thể mới có sự phát triển hoàn chỉnh về mặt thể chất, tâm lý trước khi bước vào cuộc sống gia đình và thực hiện trách nhiệm làm cha, mẹ. Nữ giới đủ 18 tuổi cơ thể mới sẵn sàng với việc mang thai và sinh con…

Vì thế, quan hệ trước hôn nhân ở độ tuổi dưới 18 không được xã hội hưởng ứng. Ngoài ra, 18 tuổi vẫn là độ tuổi đến trường, việc quan hệ tình dục sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách.

Tuy nhiên, pháp luật không can thiệp quá sâu vào đời sống tình cảm, tình dục của con người. Chỉ cần trên 16 tuổi, tự nguyện, có trách nhiệm, không vi phạm đạo đức và pháp luật… thì các chủ thể có quyền quyết định có hay không quan hệ tình dục.

Một số trường hợp quan hệ tình dục trước hôn nhân trái luật

Trong một số trường hợp, việc quan hệ tình dục trước hôn nhân không chỉ là riêng của hai người mà bị chi phối bởi pháp luật. Đó là khi một trong hai bên không tự nguyện, bị ép buộc hoặc một người đủ 18 tuổi quan hệ với người từ dưới 13 tuổi hoặc đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi… sẽ vi phạm quy định của Bộ luật hình sự.

Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất loạn luân;

b) Làm nạn nhân có thai;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Đối với 02 người trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có tổ chức;

b) Nhiều người hiếp một người;

c) Đối với người dưới 10 tuổi;

d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khung hình phạt đối với các tội này không hề thấp, thậm chí có thể lên đến mức tử hình.

Ngoài ra, việc quan hệ tình dục trước hôn nhân đi kèm thiếu hiểu biết có thể dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn. Hậu quả là phá thai, hoặc sinh con ra rồi đem vứt bỏ con… mang đến nhiều gánh nặng cho xã hội…

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Tình trạng quan hệ trước hôn nhân của sinh viên liệu có phạm pháp không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; Thành lập công ty , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; Xác nhận tình trạng hôn nhân, Đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, Tra cứu thông tin quy hoạch; …. của luật sư X, hãy liên hệ hotline: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện quan hệ hôn nhân vợ chồng hợp pháp?

Theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thì quan hệ hôn nhân hợp pháp được Nhà nước công nhận khi đảm bảo các điều kiện sau:
– Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình, cụ thể:
. Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
. Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
. Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Kết hôn như thế nào bị coi là trái pháp luật?

Kết hôn bị coi là trái pháp luật trong các trường hợp sau:
– Chưa đủ tuổi kết hôn: nam chưa đủ 20 tuổi hoặc nữ chưa đủ 18 tuổi;
– Việc kết hôn do nam và nữ không đảm bảo tính tự nguyện;
– Một trong hai người bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Kết hôn giả tạo. Trong đó kết hôn giả tạo được hiểu là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình:
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Trường hợp nếu vi phạm một trong các điều nêu trên, thì việc kết hôn trái pháp luật sẽ bị hủy theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm