Năm 2023, tội buôn lậu bị xử phạt ra sao?

bởi Nguyen Duy
Năm 2023, tội buôn lậu bị xử phạt ra sao

Xin chào Luật sư, theo thống kê hằng năm thì nhà nước luôn bị thất thoát thuế nặng nề, có thể do nhiều nguyên nhân như trốn thuế, đóng không đủ thuế hoặc cho tội phạm buôn lậu gây ra. Các tội phạm buôn lậu hiện nay này càng tinh vi, chuyên nghiệp hơn và mức độ vi phạm cũng ngày càng tăng. Vậy năm 2023, tội buôn lậu bị xử phạt ra sao? Pháp nhân thương mại? Xin được giải đáp.

Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Buôn lậu là gì?

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017), buôn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý.

Đối tượng của tội buôn lậu

Đối tượng của hành vi phạm tội buôn lậu bao gồm hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí, đá quý, di vật, cổ vật…. Cụ thể:

– Hàng hóa: Sản phẩm được làm ra trong quá trình sản xuất, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi trên thị trường. Ví dụ, các loại hàng hóa tiêu dùng trong đời sống hàng ngày như ti vi, tủ lạnh, xe máy,…

– Tiền Việt Nam: Đồng tiền ở đây không thực hiện chức năng trao đổi thanh toán mà là hàng hóa, là đối tượng của hành vi mua, bán. Đồng tiền là đối tượng của tội buôn lậu phải là Tiền Việt Nam hiện hành do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành.

– Ngoại tệ: Là tiền nước ngoài đang lưu hành, không phải đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành.

– Kim khí đá quý: Là các loại kim khí thuộc loại quý hiếm dạng tự nhiên làm từ kim khí quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: vàng, bạc, bạch kim,…

– Đá quý: Là các loại đá tự nhiên và các loại thành phẩm từ đá quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành.

– Di vật: Là vật được lưu truyền lại có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học (Theo Luật di sản văn hóa 2001).

– Cổ vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên (Theo Luật di sản văn hóa).

Yếu tố cấu thành tội buôn lậu

Yếu tố cấu thành tội buôn lậu bao gồm:

Mặt khách quan
Hành vi buôn bán hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý; vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa; hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại mà không thực hiện đóng thuế và trốn tránh sự kiểm soát của hải quan.

Khách thể
Hành vi phạm tội buôn lậu xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu.

Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi này với lỗi cố ý.

Người phạm tội biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hành vi buôn bán được thực hiện nhằm mục đích kiếm lời vì động cơ vụ lợi.

Chủ thể
Chủ thể của tội buôn lậu là bất kỳ người, pháp nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Tội buôn lậu bị xử phạt ra sao?

Năm 2023, tội buôn lậu bị xử phạt ra sao
Năm 2023, tội buôn lậu bị xử phạt ra sao?

Mức phạt tội buôn lậu được quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) như sau:

Mức phạt tội buôn lậu với cá nhân

  • Khung 1:

Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
  • Khung 2:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.
  • Khung 3:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
  • Khung 4:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.
  • Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mức phạt tội buôn lậu với pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại phạm tội buôn lậu thì bị phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng nếu phạm tội mà thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  • Hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật;
  • Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
  • Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định sau:
  • Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
  • Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017), thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Năm 2023, tội buôn lậu bị xử phạt ra sao?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đổi tên giấy khai sinh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Đồng phạm với tội buôn bán thuốc lá lậu bị xử lý ra sao?

Theo quy định của pháp luật; đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm; như vậy tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh; cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.
Cụ thể, tại điều 58, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm; Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng; hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Hành vi buôn lậu chỉ bị truy cứu TNHS khi giá trị tài sản buôn lậu trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên?

Trả lời: Theo quy định Khoản 1 Điều 188 Bộ luật Hình sự quy định về Tội buôn lậu thì trường hợp tài sản buôn lậu trị giá dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì vẫn bị truy cứu TNHS:
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;
Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

Hình phat bổ sung đối với tội buôn lậu là gì?

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm