Tội gây rối trật tự công cộng khoản 2

bởi Lò Chum
Tội gây rối trật tự công cộng khoản 2

Thưa luật sư, nhà tôi ở ngay gần công viên; dạo gần đây thường có nhóm thanh niên vào buổi tối tầm 22h đêm thì bắt đầu ra công viên để bật nhạc hát hò tới sáng; Nhiều hôm còn hò hét, đuổi đánh nhau,.. Gây lộn xộn, ảnh hưởng đến trật tự chung. Luật sư có thể tư vấn cho tôi với trường hợp trên thì có cấu thành Tội gây rối trật tự công cộng chưa? Và Tội gây rối trật tự công cộng khoản 2 được quy định như thế nào? Mong luật sư tư vấn; Tôi xin trân thành cảm ơn!

Gây rối trật tự công cộng là hành vi xảy ra thường xuyên trong cuộc sống và gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh xã hội. Vậy gây rối trật tự công cộng là gì? Pháp luật quy định về vấn đề này thế nào? Tội gây rối trật tự công cộng khoản 2 quy định ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Nội dung tư vấn

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật hình sự 2015

Tội gây rối trật tự công cộng khoản 2

Gây rối trật tự công cộng là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Hành vi gây rối trật tự công cộng là các hành vi xâm phạm đến con người, đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ hoặc xâm phạm đến sở hữu và diễn ra tại nơi công cộng. Trong đó, nơi công cộng được hiểu là những địa điểm “kín” (rạp hát, rạp chiếu bóng…) hoặc “mở” (sân vận động, công viên, đường phố…) mà ở đó các hoạt động chung của xã hội được diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên.

Tội gây rối trật tự công cộng

Theo quy định của Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì Tội gây rối trật tự công cộng có yếu tố cấu thành tội danh như sau:

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, đối với tội gây rối trật tự công cộng thì mức phạt tù cao nhất lên đến 07 năm tù.

Cấu thành tội gây rối trật tự công cộng

Mặt khách quan

Về hành vi:

  • Có hành vi gây rối trật tự công cộng. Là hành vi dùng lời nói hoặc cử chỉ, hành động thể hiện thái độ coi thường trật tự công cộng, ví dụ như: La hét làm huyên náo nơi công cộng,; hành hung người khác, càn rỡ xúc phạm đến nhiều người ở nơi công cộng; đập phá, làm ô uế các trang thiết bị tại nơi công cộng như tượng đài, công trình văn hóa,…
  • Hành vi được thực hiện phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Nếu người nào thực hiện hành vi tuy có gây rối trật tự công cộng nhưng đã cấu thành tội danh của một tội khác thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng mà họ thực hiện và không truy cứu về tội gây rối trật tự công cộng

Về Hậu quả

  • Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng là thiệt hại vật chất; và phi vật chất được xác định là gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự; an toàn xã hội. Hậu quả có thể là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
  • Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính; về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chưa bị kết án về tội này; hoặc tuy đã bị kết án về tội này nhưng đã được xóa án tích.
  • Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính; về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Mặt khách thể

Hành vi gây rối trật tự xâm phạm đến tình trạng ổn định, có tổ chức; có kỷ luật ở nơi đông người; vi phạm quy tắc, nếp sống văn minh, cản trở hoạt động lành mạnh; và bình thường của những người khác ở nơi công cộng. Hành vi này cũng làm ảnh hưởng đối với việc thực hiện những đường lối chính sách của Đảng; pháp luật của nhà nước trong quá trình phát triển đất nước.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối với lỗi: Cố ý

Mặt chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có đủ tuổi, đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Tội gây rối trật tự công cộng khoản 2

Tội gây rối trật tự công cộng khoản 2

Hình phạt được chia làm 2 khung:

Khung thứ 2: tội gây rối trật tự công cộng khoản 2 quy định bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu như thuộc một trong các trường hợp:

  • Có tổ chức;
  • Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
  • Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng. Gây cản trở giao thông nghiêm trọng”; quy định tại điểm c khoản 2 điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015; là gây cản trở giao thông từ 2 giờ trở lên; hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng; làm ách tắc giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian bao lâu).
  • Xúi giục người khác gây rối;
  • Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Tuy nhiên, hậu quả của việc gây rối trật tự công cộng “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh; trật tự, an toàn xã hội” theo quy định của BLHS năm 2015 thì hiện nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn; hay quy định cụ thể mặc dù BLHS năm 2015 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Điều này đã gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực tiễn áp dụng pháp luật về tội gây rối trật tự công cộng.

Vì vậy để có thể làm rõ hơn về tội cố ý gây rối trật tự công cộng; trong thời gian chờ văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật; thì các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn nên áp dụng các trường hợp “gây hậy quả nghiêm trọng”; theo hướng dẫn tại tiểu mục 5.1 của Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP; để xử lý đối với những hành vi gây rối trật tự công cộng bảo đảm theo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội.

Tuy nhiên, để bảo đảm tính nghiêm minh; thống nhất của pháp luật, đề nghị các cơ quan Trung ương có thẩm quyền; sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể; về hành vi gây rối trật tự công cộng “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh; trật tự, an toàn xã hội” để giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố; điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội. 

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Tội gây rối trật tự công cộng khoản 2”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tạm ngừng doanh nghiệp tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Hành vi gây rối trật tự công cộng là gì?

Hành vi gây rối trật tự công cộng có thể là sự cản trở hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân; gây cản trở, ách tắc giao thông trong nhiều giờ; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự an toàn xã hội… Hoặc để người xấu lợi dụng, lôi kéo, kích động chống phá chính quyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây hoang mang, lo sợ hoặc phẫn nộ trong nhân dân; gây khó khăn trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. 

Biểu hiện của hành vi gây rối trật tự công cộng?

Biểu hiện cụ thể của hành vi gây rối trật tự công cộng có thể là:
Lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của một hoặc nhiều người;
Hành vi phá phách hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị ở nơi công cộng;
Hò hét, tạo tiếng động gây ầm ï, đua xe máy trái phép;
Hành hung người làm nhiệm vụ hoặc người tự nguyện tham gia bảo vệ trật tự nơi công cộng;

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm