Tội vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao?

bởi Hoàng Yến
Tội vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao?

Khi bị người khác xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, cá nhân có quyền phòng vệ chính đáng nhằm bảo vệ cho sự an toàn bản thân và giúp ngăn chặn những thiệt hại mà hành vi đó có thể gây ra. Nhà nước và hệ thống pháp luật quy định cụ thể phạm vi phòng vệ được xem là chính đáng, nhưng với trường hợp người có hành vi, cấu thành tội vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao? Xin mời quý đọc giả cùng Luật sư X tìm hiểu các quy định pháp lý về phòng vệ chính đáng cũng như vượt giới hạn phòng vệ chính đáng thông qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Phòng vệ chính đáng được hiểu là gì?

Trên thực tế, không ít đối tượng xấu xem nhẹ luật pháp mà có những hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến người khác. Tại thời điểm xảy ra vụ việc, khi cơ quan chính quyền không kịp can thiệp để đảm bảo an toàn cho người bị hại. Hệ thống pháp luật tư pháp ban hành những quy định cho phép người bị hại được phòng vệ tự bảo vệ bản thân. Dưới đây là quy định cụ thể về khái niệm phòng vệ chính đáng.

Theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) , phòng vệ chính đáng được quy định là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là gì?

Phòng vệ chính đáng là giới hạn người bị hại sử dụng đủ mức ngăn chặn khỏi sự tấn công, đe dọa để tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Vậy như thế nào được coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Luật sự X sẽ giải đáp ngay thông tin bên dưới!

Khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự quy định hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Đồng thời, người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự

Tuy nhiên, điểm c khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự cũng quy định người phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ được xem xét đó là tình tiết giảm nhẹ khi truy cứu TNHS.

Cơ sở xác định giới hạn phòng vệ chính đáng

Từ định nghĩa về phòng vệ chính đáng ở mục trên đã đề cập và thực tiễn áp dụng luật, một hành vi được xem là phòng vệ chính đáng khi có những điều kiện và nằm trong phạm vi giới hạn như sau:

–  Điều kiện từ phía nạn nhân: Nạn nhân là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác. Hành vi xâm phạm này phải có tính chất nguy hiểm đáng kể.

Khi xét hành vi xâm phạm trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải xem xét trong mối tương quan với hành vi chống trả, không phải bất cứ hành vi tội phạm nào xảy ra, người có hành vi chống trả gây chết người hoặc gây thương tích cho người có hành vi xâm phạm đều là phòng vệ chính đáng.

–  Điều kiện từ phía người có hành vi phòng vệ: Một người vì lợi ích chính đáng của mình hay của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước…được quyền hành động khi nguồn nguy hiểm do con người đã và đang gây thiệt hại cho các lợi ích hợp pháp.

Quyền phòng vệ chính đáng chỉ phát sinh khi hành vi tấn công trái pháp luật gây thiệt hại đến các lợi ích đang hiện hữu xảy ra và chưa có dấu hiệu dừng lại. Người phòng vệ chỉ được gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm mà gây thiệt hại cho người khác thì mới được xem là phòng vệ chính đáng.

–  Điều kiện về sự tương xứng giữa hành vi tấn công gây thiệt hại và hành vi phòng vệ chính đáng:  Sự tương xứng ở đây được hiểu là sự tương xứng về tính chất và mức độ được xác định dựa vào các yếu tố chủ quan và khách quan.

–  Điều kiện về hành vi chống trả: Hành vi chống trả phải là cần thiết. Cần thiết là không thể không chống trả hoặc không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của người khác, của xã hội.

Tội vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao?

Tội vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao?

Tội vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao?

Ranh giới giữa phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thật sự mong manh. Thực tế cho thấy, không ít người bị hại khó làm chủ được hành vi phòng vệ chính đáng do đó dẫn đến việc gây nguy hiểm, tổn hại đến tội phạm với phạm vi quá mức cần thiết. Khi đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

Trường hợp gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Căn cứ Điều 136 Bộ luật Hình sự , người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử lý theo quy định sau:

– Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

+ Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên.

– Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Điều 126 Bộ luật Hình sự quy định về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, cụ thể:

– Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

– Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Tội vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bắc giang cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Người hưởng án treo có được đi làm, du lịch ở địa phương khác không?

– Khoản 2 Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 quy định trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. 
Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
– Điều 92 Luật Thi hành án hình sự 2019 cũng quy định người được hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và phải xin phép theo quy định pháp luật, phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú. 
Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách, trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó.

Cấu thành tội phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?

– Khách thể: là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của con người.
– Khách quan: hành vi mà người phạm tội thực hiện là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật là từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Đây là trường hợp nạn nhân chính là người có hành vi tấn công, xâm hại lợi ích hợp pháp nào đó và hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên hoặc dẫn đến chết người mà hành vi người phạm tội lựa chọn để ngăn chặn hành vi tấn công, bảo vệ lợi ích hợp pháp đang bị xâm hại.
Tuy nhiên trong trường hợp này thì hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết để thực hiền quyền phòng vệ chính đáng.
+ Hậu quả bắt buộc của tội phạm này là gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên hoặc dẫn đến chết người. Giữa hành vi và hậu quả nói trên tồn tại mối quan hệ nhân quả.
– Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp
Trường hợp hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm gây ra hậu quả chết người thì lỗi của người phạm tội đối với hậu quả này là vô ý.
– Chủ thể: Người đủ năng lực trách nhiệm hình sự  và đạt độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm