Tra cứu nhãn hiệu “Chùa Ba Vàng” – Đăng ký nhãn hiệu – Luật sư X

bởi Quỳnh
Tra cứu nhãn hiệu "Chùa Ba Vàng" - Đăng ký nhãn hiệu - Luật sư X

Chùa Ba Vàng là ngôi chùa nổi tiếng ở Quảng Ninh; là một địa điểm thu hút khách tứ phương đến tham quan và cầu bình an. Đến với xứ mỏ Quảng Ninh, du khách có dịp được trải lòng mình trong khung cảnh thanh tịnh, thâm nghiêm; và đẹp như tranh tạc của chùa Ba Vàng. Và được biết năm 2020, chùa Ba Vàng có đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu “Chùa Ba Vàng” của mình. Vậy hãy cùng Luật sư X tra cứu thử nhãn hiệu này nhé!

Lịch sử “Chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng (còn gọi là Bảo Quang Tự) là một ngôi chùa tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc Phường Quang Trung, Thành phố Uông Bí,  tỉnh Quảng Ninh.

Từ năm 2007, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, thuộc Hệ phái thiền Trúc Lâm Yên Tử; được nhân dân địa phương thỉnh về trụ trì chùa. Với 500 tỷ tiền công đức, chùa đã được trùng tu và xây lại khang trang.

Chùa Ba Vàng đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất; đạt kỷ lục Việt Nam kể từ ngày 9 tháng 3 năm 2014.

Cho đến nay, vẫn chưa có câu trả lời chính xác chùa Ba Vàng được khai sơn từ khi nào. Theo nội dung khắc trên cây hương đá trước cửa chùa; thì chùa xưa được dựng vào năm Ất Dậu; triều vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh (tức năm 1706); và ngôi chùa lúc đó được gắn liền với tên tuổi Ngài Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác (1659 – 1758). Tuy nhiên, căn cứ vào những dấu tích di chỉ được các nhà khảo cổ thêm; thì ngôi chùa còn có thể được xây dựng từ sớm hơn; tức là vào thời Trần thế kỷ thứ 13.

Tuy nhiên, chùa xưa chỉ còn là phế tích; để phát huy giá trị văn hóa lịch sử ngôi chùa liên tiếp được đầu tư tôn tạo. Ban đầu, chùa được xây dựng bằng gỗ; và sau đó năm 1993 chùa được trùng tu lại bằng xi măng.

Từ năm 2007, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, cùng các đệ tử, du khách, phật tử thập phương đóng góp công sức; tiến hành trùng tu chùa Ba Vàng lần thứ tư; với nguồn vốn xã hội hóa gần 500 tỷ đồng.

Tra cứu nhãn hiệu “Chùa Ba Vàng

Khi Luật sư X thử tra cứu nhãn hiệu “Chùa Ba Vàng” thì thấy rằng đây là thương hiệu có thiết kế Logo bao gồm: Phần chữ là “Chùa Ba Vàng Uông Bí – Quảng Ninh – Việt Nam” và phần hình là ngôi chùa ở trên núi; hình mặt trời mọc và bộ gõ.

Thông tin mẫu nhãn hiệu “Chùa Ba Vàng”

Mẫu nhãn hiệu gồm 06 màu chính: Vàng nhạt, vàng đậm, xanh lá cây, đỏ, nâu, trắng. Gồm phần chữ “Chùa Ba Vàng Uông Bí – Quảng Ninh – Việt Nam”; phần hình là ngôi chùa ở trên núi; hình mặt trời mọc và bộ gõ. Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể. Không bảo hộ riêng “Uông Bí – Quảng Ninh – Việt Nam”, hình trống đồng.

Tra cứu nhóm dịch vụ đăng ký

Các nhóm dịch vụ được nhãn hiệu “Chùa Ba Vàng” đăng ký là:

  • Nhóm 09: Phim điện ảnh; đĩa CD, VCD và DVD được thu sẵn; bản ghi âm thanh và hình ảnh có thể tải xuống; bản ghi phim điện ảnh, buổi biểu diễn (show) truyền hình; và vi-đê-ô có thể tải xuống được.
  • Nhóm 16: Giấy; bìa cứng; giấy cho thiết bị ghi; ấn phẩm.
  • Nhóm 32: Nước khoáng; nước [đồ uống]; xi-rô và các chế phẩm khác để làm đồ uống.
  • Nhóm 35: Quảng cáo; mua bán: hóa chất dùng cho công nghiệp, khoa học, nhiếp ảnh, cũng như nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp, sơn, vecni, mỹ phẩm, nhiên liệu dùng cho động cơ, dược phẩm, vật liệu xây dựng bằng kim loại, máy phát điện, thìa, dĩa, kính đeo mắt, thiết bị báo động, thiết bị báo cháy, máy quay phim, máy ảnh, dây cáp điện, bộ tách sóng, thiết bị và dụng cụ y tế, văn phòng phẩm, da và giả da, vật liệu xây dựng phi kim loại, chiếu để ngủ, đĩa, bát, chổi, hộp đựng tăm, thùng rác, khăn để lau đồ đạc, bình, hũ đựng, dụng cụ nhà bếp, đồ gốm, cốc, chén, ấm trà, xơ bông, sợi và chỉ để khâu, áo gối, chăn, màn, khăn trải bàn, quần áo, đồ đi chân, đồ đội đầu, hoa nhân tạo, thảm, đồ chơi, rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín, nước quả nấu đông, mứt, mứt quả, bánh kẹo, mật ong, bột đậu nành, đồ ăn chay, nấm tươi, nấm khô, quả tươi, mầm hạt giống cho lĩnh vực thực vật học, hạt (ngũ cốc), hương (nhang), quần áo dùng cho tang lễ, nến, hoa, đá khô dùng để ướp xác, vàng mã, bộ đồ áo quan, bục giảng kinh, bình đựng tro hỏa táng, đài tưởng niệm mộ chí, tấm mộ chí, tấm bia mộ chí, bia đá lát mộ, tượng nhỏ bằng đá, tượng nhỏ bằng giấy, tượng nhỏ bằng kim loại quý, tượng bán thân bằng kim loại quý, tượng nhỏ bằng kim loại thường, tượng bằng kim loại thường, tượng nhỏ bằng sứ, đất nung, thủy tinh, tượng bằng sứ, bản khắc tranh trổ (tranh khắc), chuỗi hạt, chuông, bùa, nến thơm, vải liệm, vòng hoa.
  • Nhóm 37: Dịch vụ xây dựng, tư vấn xây dựng liên quan đến chùa; công viên tưởng niệm; trung tâm tưởng niệm; xây dựng lăng mộ; nhà để tro hỏa táng; nghĩa trang.
  • Nhóm 38: Truyền tải thông tin qua internet; phát chương trình truyền thanh; phát chương trình truyền hình; dịch vụ cung cấp phòng nói chuyện trên internet.
  • Nhóm 39: Dịch vụ vận tải hành khách và vận tải hàng hóa.
  • Nhóm 41: Dịch vụ giáo dục đào tạo; đào tạo về phật pháp; xuất bản ấn phẩm dạng in, gồm sách, tài liệu, tạp chí; và các vật, ấn phẩm mang dữ liệu điện tử không tải xuống được, trường đào tạo; sản xuất các chương trình phát thanh và truyền hình; giải trí qua truyền thanh và truyền hình.
  • Nhóm 42: Tư vấn kiến trúc; thiết kế nghĩa trang; công viên tưởng niệm; đài tưởng niệm; trung tâm tưởng niệm.
  • Nhóm 43: Nhà hàng ăn uống; nhà hàng giải khát; nhà hàng ăn uống tự phục vụ; dịch vụ lưu trú tạm thời.
  • Nhóm 44: Dịch vụ y tế; dịch vụ phòng khám bệnh.
  • Nhóm 45: Tổ chức và điều hành các nghi lễ thờ cúng; nghi lễ giác ngộ; nghi lễ truyền thống; điều hành tang lễ.

Theo Luật sư X đây là phạm vi bảo hộ rất đầy đủ để sử dụng.

Tra cứu phần hình nhãn hiệu “Chùa Ba Vàng”

Có thể thấy, nhãn hiệu “Chùa Ba Vàng” được cấu tạo bởi phần chữ là “Chùa Ba Vàng Uông Bí – Quảng Ninh – Việt Nam”; và phần hình là ngôi chùa ở trên núi; hình mặt trời mọc và bộ gõ.

Những loại hình này được ký hiệu bằng mã như sau:

  • 01.03.01: Mặt trời mọc hoặc lặn
  • 06.01.02: Núi, cảnh núi
  • 07.01.05: Chùa
  • 22.01.01: Bộ gõ

Tình trạng pháp lý

Hiện nay, nhãn hiệu Chùa Ba Vàng đã được cấp văn bằng bảo hộ. Khi tra cứu về tình trạng pháp lý có thể thấy:

(19/10/2018) 221 : QĐ chấp nhận đơn.

(20/03/2020) 118 : Công văn đề nghị ra TB SE.

(09/07/2020) 118 : Công văn đề nghị ra TB SE.

(28/10/2020) 251 : Thông báo cấp văn bằng bảo hộ.

(06/11/2020) 151 : Hoá đơn phí/ lệ phí cấp bằng, đăng bạ và công bố.

Và ngày hết hiệu lực: 19/09/2028.

Hi vọng, bài viết “Tra cứu nhãn hiệu Chùa Ba Vàng” này sẽ có ích đối với độc giả.

Hãy liên hệ Luật sư X khi có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu:  0833 102 102

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm