Trách nhiệm kỷ luật là gì?

bởi Ngọc Gấm
Trách nhiệm kỷ luật là gì?

Chào Luật sư, theo như tôi được biết để các cán bộ, công chức nhà nước làm việc một cách nghiêm minh, thanh liêm nhà nước đã cho ban hành các hình thức xử lý kỷ luật đối với các cán bộ công chức có hành vi vi phạm pháp luật hoặc mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong công tác. Vậy Luật sư có thể cho tôi biết về trách nhiệm kỷ luật là gì được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về trách nhiệm kỷ luật là gì?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Quy định về các hình thức xử lý kỷ luật tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức như sau:

– Áp dụng đối với cán bộ

  • Khiển trách.
  • Cảnh cáo.
  • Cách chức.
  • Bãi nhiệm.

– Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

  • Khiển trách.
  • Cảnh cáo.
  • Hạ bậc lương.
  • Buộc thôi việc.

– Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

  • Khiển trách.
  • Cảnh cáo.
  • Giáng chức.
  • Cách chức.
  • Buộc thôi việc.

Trách nhiệm kỷ luật là gì?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi bị xử lý kỷ luật như sau:

– Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

– Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:

  • Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
  • Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
  • Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
  • Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Trách nhiệm kỷ luật là gì?
Trách nhiệm kỷ luật là gì?

Trình tự thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ và công chức tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ như sau:

– Căn cứ vào quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật. Trường hợp hết thời hiệu xử lý kỷ luật thì báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này quyết định tổ chức họp kiểm điểm, xem xét trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền.

  • Trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.
  • Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ thì đề xuất được gửi đồng thời tới Bộ Nội vụ để thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
  • Trường hợp chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền thì trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Nghị định này. Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 20 Nghị định này quyết định thành phần họp kiểm điểm và thành phần Hội đồng kỷ luật.

– Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức như sau:

Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:

– Tổ chức họp kiểm điểm;

– Thành lập Hội đồng kỷ luật;

– Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

Trường hợp xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này thì không thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Thời hiệu xử lý hành vi kỷ luật đối với cán bộ và công chức tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật như sau:

– Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức thực hiện theo Điều 80 Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

– Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức thực hiện theo Điều 53 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

– Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc có tình tiết phức tạp khác cần thời gian để làm rõ thêm thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật, nhưng không quá 150 ngày.

– Không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật đối với:

  • Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này;
  • Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có);
  • Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Trách nhiệm kỷ luật là gì?“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đơn thừa kế đất đai. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ?

Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ được quy định như sau:
– Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
– Đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật

Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức?

– Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
– Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Đối với công chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
– Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật.

Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật?

– Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
– Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
– Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
– Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm