Trình tự thanh lý tài sản công nhà nước như thế nào?

bởi VanAnh
Trình tự thanh lý tài sản công nhà nước như thế nào

Tài sản đã qua sử dụng luôn có sự hao mòn ở một mức độ nào đó, vì vậy việc sửa chữa và thay thế là điều không thể tránh khỏi. Đối với tài sản công do cơ quan hành chính nhà nước quản lý, sử dụng cũng như vậy. Khi hết thời gian sử dụng hoặc khi tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa hoặc khi việc sửa chữa đắt hơn việc mua một tài sản mới, phương pháp bán và thanh lý tài sản có thể được áp dụng để tiết kiệm một phần cho ngân sách nhà nước. Vậy Trình tự thanh lý tài sản công như thế nào? hãy cùng LSX tìm hiểu nhé.

Khi nào phải thanh lý tài sản công của Nhà nước?

Hiện nay, tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và quản lý thống nhất, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động hành chính, cung cấp dịch vụ công và bảo đảm an ninh nhà nước, không gian, an ninh của các cơ quan, các tổ chức. và đơn vị; tài sản cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tiền thuộc ngân sách nhà nước, dự trữ ngoại tệ của nhà nước; đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác.

Theo Điều 45 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có quy định tài sản công được thanh lý trong các trường hợp sau đây:

– Tài sản công hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;

– Tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả;

– Nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tài sản công được thanh lý theo các hình thức sau đây:

– Phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán;

– Bán.

Trình tự thanh lý tài sản công nhà nước như thế nào

Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản công thực hiện như thế nào năm 2023?

Trong số các hình thức thanh lý tài sản nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước thanh lý có thể lựa chọn hình thức thanh lý là bán tài sản nhà nước hoặc phải thực hiện bằng hình thức bán đấu giá. Sau đây LSX sẽ trình bày ngắn gọn trình tự, thủ tục thanh lý tài sản công, cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản và nộp hồ sơ

Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản gồm:

  • Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công (trong đó nêu rõ trách nhiệm tổ chức thanh lý tài sản; dự toán chi phí sửa chữa tài sản trong trường hợp xác định việc sửa chữa không hiệu quả): 01 bản chính;
  • Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
  • Danh mục tài sản đề nghị thanh lý (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thanh lý): 01 bản chính;
  • Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn có liên quan về tình trạng tài sản và khả năng sửa chữa (đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được): 01 bản sao;
  • Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị thanh lý tài sản (nếu có): 01 bản sao.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý không phù hợp.

Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm thẩm định về đề nghị thanh lý tài sản trong trường hợp việc thanh lý tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền.

Trong thời hạn 60 ngày (đối với nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất), 30 ngày (đối với tài sản khác), kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý tổ chức thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.

Việc thanh toán tiền mua tài sản (nếu có) và nộp tiền vào tài khoản tạm giữ tại kho bạc nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định 151/2017/NĐ-CP (trong trường hợp bán đấu giá), khoản 6 Điều 26 Nghị định này (trong trường hợp bán niêm yết, bán chỉ định).

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh lý tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý hạch toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 126, Điều 127 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.

Bước 3: Trả kết quả

Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công thuộc cơ quan nào?

Cơ quan hành chính nhà nước thực hiện việc bán, thanh lý tài sản phải thực hiện trình tự, thủ tục thanh lý nêu trên cho cơ quan có thẩm quyền. Cá nhân, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc thanh lý tài sản của cơ quan hành chính nhà nước được quy định tại Điều 28 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như sau:

  • Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
  • Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Tài sản công theo quy định được pháp luật phân loại ra sao?

tài sản công nhà nước là những tài sản sử dụng trong các đơn vị, trụ sở của cơ quan nhà nước phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hay các tài sản sử dụng vốn nhà nước. Pháp luật cũng quy định về các loại tài sản công nhà nước. Tài sản công tại Luật này được phân loại như sau:

  • Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, trừ tài sản quy định tại khoản 4 Điều này (sau đây gọi là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị);
  • Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình kết cấu hạ tầng xã hội và vùng đất, vùng nước, vùng biển gắn với công trình kết cấu hạ tầng, bao gồm: hạ tầng giao thông, hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng đô thị, hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, hạ tầng thương mại, hạ tầng thông tin, hạ tầng giáo dục và đào tạo, hạ tầng khoa học và công nghệ, hạ tầng y tế, hạ tầng văn hóa, hạ tầng thể thao, hạ tầng du lịch và hạ tầng khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản kết cấu hạ tầng);
  • Tài sản công tại doanh nghiệp;
  • Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
  • Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật bao gồm: tài sản bị tịch thu; tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế và tài sản khác thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự; tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước; tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động; tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án;
  • Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và dự trữ ngoại hối nhà nước;
  • Đất đai; tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, kho số viễn thông và kho số khác phục vụ quản lý nhà nước, tài nguyên Internet, phổ tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và các tài nguyên khác do Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

LSX đã tư vấn thông tin có liên quan đến vấn đề “Trình tự thanh lý tài sản công nhà nước như thế nào?“ hoặc nếu quý khách hàng quan tâm đến các dịch vụ khác như Trích lục khai sinh Tp Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Các cơ quan, đơn vị nào được giao quản lý, sử dụng tài sản công?

các cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công gồm:
Cơ quan nhà nước;
Đơn vị sự nghiệp công lập;
Cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam;
Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội;
Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công và quy định pháp luật có liên quan.

Trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công quy định ra sao?

Theo Điều 3 Thông tư 65/2021/TT-BTC có quy định về trách nhiêm bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công như sau:
Trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công:
Việc bảo dưỡng, sửa chữa nhằm đảm bảo tài sản công được duy trì theo đúng công năng và tiêu chuẩn kỹ thuật trang bị ban đầu; không làm thay đổi công năng, quy mô của tài sản công.
Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn.
Thẩm quyền ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công:
a) Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
b) Đối với tài sản công chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật quy định tại điểm a khoản này, căn cứ vào hướng dẫn của nhà sản xuất và thực tế sử dụng tài sản, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định hoặc phân cấp thẩm quyền quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa áp dụng đối với tài sản công tại các cơ quan thuộc phạm vi quản lý.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm