Trình tự thủ tục cấp giấy phép cho thuê lại lao động sẽ như thế nào theo quy định? Thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động sẽ mất bao lâu? Đây là vấn đề được các doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động quan tâm; để có thể thực hiện đúng quy định; tránh mất thời gian và chi phí. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay sau đây
Căn cứ pháp lý
Nghị định số 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật lao động 2019
Thế nào là cho thuê lại lao động ?
Theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Lao động 2019; thì cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động (cung ứng lao động); sau đó người lao động được chuyển sang làm việc; và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác; mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
Quy định về cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp; được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động; có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động; sau đó chuyển người lao động sang làm việc; và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác; mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động.
Theo đó, bên thuê lại lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có sử dụng người lao động thuê lại để làm những công việc; theo danh mục công việc được phép thuê lại lao động trong một thời gian nhất định.
Điều kiện của người lao động thuê lại phải là người lao động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; được doanh nghiệp cho thuê lại tuyển dụng; và giao kết hợp đồng lao động; sau đó chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của bên thuê lại lao động.
Trình tự thủ tục cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Điều 25 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép:
1. Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 24 Nghị định này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.
2. Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định tại Điều 24 Nghị định này; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định; trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét; cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.
Căn cứ theo quy định trên; hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì thủ tục cấp giấy phép mất khoảng 27 ngày; trường hợp có yêu cầu bổ sung; hoàn thiện hồ sơ thì thủ tục cấp phép mất khoảng hơn 1 tháng (khoảng 37 ngày).
Thẩm quyền cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định:
“Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp.”
Như vậy Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có thẩm quyền cấp giấy phép cho thuê lại lao động.
Xem thêm: Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động mới nhất
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho thuê lại lao động theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP bao gồm:
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp theo mẫu ở Nghị định này.
2. Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo mẫu ở Nghị định này.
3. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp tại quốc gia mang quốc tịch.
Các văn bản nêu tại khoản này được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt; chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
4. Văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định này là một trong các loại văn bản sau:
a) Bản sao được chứng thực từ bản chính hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Bản sao được chứng thực từ bản chính quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc văn bản công nhận kết quả bầu (đối với người làm việc theo chế độ bầu cử) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại hoặc cung ứng lao động).
Lưu ý: Các văn bản quy định tại điểm a, điểm b khoản này là văn bản của nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
5. Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động theo mẫu kèm theo Nghị định này.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Doanh nghiệp có được chấm dứt hợp đồng lao động do Covid-19 không?
- Nghỉ dịch khi vừa ký hợp đồng làm việc có được hỗ trợ Covid-19 không?
- Mẫu đơn đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Trình tự thủ tục cấp giấy phép cho thuê lại lao động theo quy định“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
Để được cấp giấy phép; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
– Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
– Không có án tích;
– Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
– Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng. Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng.
Trường hợp giấy phép được cấp lại thì thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
Theo quy định mục đích của việc cho thuê lại lao động gồm 3 mục đích sau:
– Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định.
– Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân.
– Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.