Đất đai là một trong những loại tài sản thường được để lại thừa kế hiện nay. Vì đây là loại tài sản có giá trị cao và thuộc sự quản lý của nhà nước nên việc thừa kế đất đai phải được thực hiện theo trình tự quy định. Để được hưởng di sản thì người thừa kế cần phải tiến hành một số thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy cụ thể, Thủ tục thừa kế đất đai thực hiện như thế nào? Hồ sơ thừa kế đất đai gồm những giấy tờ gì? Những chi phí làm thủ tục thừa kế bao gồm những khoản nào? Tại bài viết này, LSX sẽ giải đáp lần lượt từng băn khoăn trên cho quý độc giả.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện thực hiện quyền thừa kế đất đai
Quyền sử dụng đất là một trong những loại tài sản thừa kế hợp pháp mà người chết để lại cho những người thừa kế thông qua di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Theo đó, thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế. Vậy pháp luật quy định về Điều kiện thực hiện quyền thừa kế đất đai như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 168 và khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được phép để thừa kế đất đai khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
- Đất không có tranh chấp;
- Đất không bị kê biên bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Do đó, nếu người sử dụng đất đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì được phép thực hiện việc để thừa kế quyền sử dụng đất.
Thừa kế đất đai gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Để biết các quy định cụ thể, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu ngay sau đây.
Hồ sơ thừa kế đất đai gồm những giấy tờ gì?
Đối với các tài sản có được do thừa kế. Đặc biệt là các tài sản phải đăng ký sở hữu như: nhà, đất, xe máy, ô tô…Để được pháp luật công nhận điều này, người được thừa kế buộc phải thực hiện các thủ tục thừa kế. Vậy theo quy định hiện nay, Hồ sơ thừa kế đất đai gồm những giấy tờ gì, hãy cùng theo dõi nội dung sau để nắm rõ nhé:
Khai nhận di sản thừa kế được hiểu là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản do người chết để lại cho người được hưởng theo quy định pháp luật. Tại khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng 2014 quy định:
“Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.”
Như vậy, việc khai nhận di sản thừa kế là nhà đất xảy ra trong 02 trường hợp:
– Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật.
– Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó (không áp dụng đối với người thừa kế theo di chúc).
Theo đó, khi khai nhận thừa kế đất cần chuẩn bị các giấy tờ dưới đây:
– Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật;
– Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết; Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có)…
– Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu… của người khai nhận di sản thừa kế;
– Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất … Các giấy tờ khác về tình trạng tài sản chung/riêng như bản án ly hôn, văn bản tặng cho tài sản, thỏa thuận tài sản chung/riêng…
– Hợp đồng ủy quyền (nếu có)…
Trình tự, thủ tục thừa kế đất đai năm 2023 như thế nào?
Quyền sử dụng đất là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, do đó để được hưởng thừa kế loại tài sản này người thừa kế cần thực hiện thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định. Trình tự, thủ tục thừa kế đất đai được thực hiện qua hai giai đoạn. Thứ nhất là giai đoạn làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế, sau đó là giai đoạn làm thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy cụ thể, Trình tự, thủ tục thừa kế đất đai được thực hiện như thế nào, quý đọc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu:
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Sau khi công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế , theo quy định tại nghị định 29/2015/NĐ-CP, gia đình bạn yêu cầu công chứng viên gửi hồ sơ khai nhận di sản thừa kế và thực hiện niêm yết công khai tại UBND cấp xã nơi bố bạn thường trú cuối cùng trước khi mất, hồ sơ bao gồm:
– Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế ( mẹ bạn)
– CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: mẹ bạn, em bạn và của bạn
– Giấy chứng tử của cha bạn và ông bà nội
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế của cha mẹ bạn ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hóa nhà do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp , sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phần…).
Thời hạn niêm yết công khai là 15 ngày, nếu trng 15 ngày này không có tránh chấp từ những người đồng thừa kế hoặc người có quyền lợi liên quan thì UBND cấp xã sẽ ra văn bản công nhận di sản thừa kế.
Thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau khi công chứng văn bản thừa kế và thực hiện thủ tục niêm yết, bạn thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.
Hồ sơ bao gồm :
+ Bản chính văn bản từ chối nhận di sản thừa kế,
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
+ Giấy xác nhận đã thực hiện việc niêm yết tại UBND xã,
+ Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của mẹ bạn
+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ
+Trích đo bản đồ hiện trạng đất.
Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận. Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ sở hữu trong vòng 15 ngày kể từ ngày bạn nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý: Trường hợp của bạn, mẹ bạn sẽ được miễn thuế Thu nhập cá nhân từ việc nhận thừa kế bất động sản từ cha bạn và được nhận tặng tài sản từ các con nên không phải chịu thuế, về lệ phí trước bạ, theo nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí trước bạ thì trường hợp của mẹ bạn cũng sẽ được miễn lệ phí trước bạ tuy nhiên bạn vẫn cần làm các tờ khai với hai khoản chi phí này.
Những chi phí làm thủ tục thừa kế
Hiện nay, thừa kế là một quan hệ xã hội và quyền sử dụng đất được xem như là một di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Do quyền sử dụng đất là một tài sản đăng ký quyền sở hữu, người thừa kế cần thực hiện thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước và đóng các khoản thuế phí nhất định. Vậy Những chi phí làm thủ tục thừa kế bao gồm những khoản nào, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nhé:
Thuế thu nhập cá nhân
Khi nhận thừa kế từ người thân, người thừa kế sẽ phải chi trả các loại chi phí thừa kế tài sản, bao gồm thuế thu nhập cá nhân, phí trước bạ và phí công chứng. Các mức thuế thu nhập cá nhân được áp dụng cho các trường hợp nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế hoặc cơ sở kinh doanh, bất động sản và các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Tuy nhiên, theo Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, Điều 4 Nghị định 65 năm 2013 và điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 111 năm 2013, một số trường hợp sẽ được miễn nộp thuế thu nhập cá nhân khi nhận thừa kế. Cụ thể, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa các thành viên trong gia đình như vợ chồng, cha mẹ và con, cha mẹ nuôi và con nuôi, cha mẹ chồng và con dâu, bố mẹ vợ và con rể, ông bà nội và cháu nội, ông bà ngoại và cháu ngoại, anh chị em ruột sẽ được miễn thuế. Ngoài ra, khi phân chia tài sản chung của vợ chồng do ly hôn theo thỏa thuận hoặc phán quyết của tòa án, việc phân chia tài sản này cũng được miễn thuế.
Mức thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp | = | Thu nhập tính thuế | x | 10% |
Phí trước bạ
Trong quá trình tính toán chi phí thừa kế, không thể bỏ qua phí trước bạ. Theo Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, những trường hợp sau đây sẽ được miễn phí trước bạ: nhà, đất nhận thừa kế hoặc quà tặng giữa vợ chồng, cha mẹ đẻ với con, cha mẹ nuôi với con nuôi, cha mẹ chồng với con dâu, cha mẹ vợ với con rể, ông bà nội với cháu nội, ông bà ngoại với cháu ngoại, và anh chị em ruột.
Tuy nhiên, các tài sản thừa kế khác sẽ phải chịu mức lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Ngoài ra, để hoàn thiện các chi phí thừa kế, chúng ta còn phải nộp phí công chứng khi khai nhận di sản thừa kế tại phòng công chứng. Mức phí này được quy định tại khoản 2 Điều 4 thông tư 257/2016 của Bộ Tài chính.
Mức phí công chứng văn bản nhận di sản thừa kế
Để hoàn thiện các chi phí làm thủ tục thừa kế chúng ta còn phải nộp phí công chứng khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại phòng công chứng, mức phí này được quy định tại khoản 2 Điều 4 thông tư 257/2016/TT-BTC của Bộ tài chính như sau:
STT | Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch | Mức thu(đồng/trường hợp) |
1 | Dưới 50 triệu đồng | 50 nghìn |
2 | Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng | 100 nghìn |
3 | Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng | 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch |
4 | Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng | 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng |
5 | Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng | 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng |
6 | Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng | 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng |
7 | Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng | 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng. |
8 | Trên 100 tỷ đồng | 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp). |
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Trình tự, thủ tục thừa kế đất đai năm 2023 như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về Hợp thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.”
Như vậy, nếu trên 30 năm kể từ thời điểm người chết để lại di sản mà không có yêu cầu chia di sản thì nhà đất thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 chủ thể lập di chúc phải đáp ứng các điều kiện sau:
Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
Đối với người lập di chúc là người từ đủ 15 tuổi – chưa đủ 18 tuổi thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ khi lập di chúc;
Đối với người lập di chúc là người hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ thì phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng thực hoặc công chứng theo quy định pháp luật.