Chào Luật sư, tôi có một số thắc mắc liên quan đến trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm vụ vuán dân sự. Luật sư cho tôi hỏi Trình tự thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo quy định pháp luật? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Trình tự thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo quy định pháp luật? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Chuẩn bị khai mạc phiên tòa
Thư ký phiên tòa tiến hành công việc sau đây trước khi khai mạc phiên tòa:
- Phổ biến nội quy phiên tòa
- Kiểm tra sự có mặt, vắng mặt của người tham gia; nếu vắng mặt phải làm rõ lý do
- Ổn định trật tự trong phòng xử án
- Yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án
Trình tự thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo quy định pháp luật?
Khai mạc phiên tòa (Điều 239 BLTTDS 2015)
- Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử;
- Thư ký phiên tòa báo cáo sự có mặt, vắng mặt của người tham gia phiên tòa;
- Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của người tham gia; và kiểm tra căn cước của đương sự, người tham gia tố tụng khác;
- Chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền và nghĩa vụ đương sự, người tham gia tố tụng khác;
- Chủ tòa phiên tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch;
- Chủ tọa hỏi những người có quyền yêu cầu người tiến hành tố tụng; người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không;
- Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật; nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật; trừ trường hợp là người thành niên làm chứng;
- Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch
Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
Chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về các vấn đề sau:
- Hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không;
- Hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố hay không;
- Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập hay không
Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
- Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án hay không; trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì HĐXX ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án
Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa
Trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Hỏi tại phiên tòa
Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự theo quy định của điều 248 BLTTDS 2015 thứ tự hỏi như sau:
- Hỏi nguyên đơn, hỏi bị đơn, hỏi người có quyền và nghĩa vụ liên quan; hỏi người làm chứng, người giám định;…
- Chủ tọa phiên tòa, hội thẩm nhân dân;
- Kiểm sát viên tham gia phiên tòa
Tranh luận tại phiên tòa
Sau khi kết thúc việc hỏi, Hội đồng xét xử chuyển sang phần tranh luận tại phiên tòa.
Trình tự tranh luận như sau:
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày. Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến.
Trường hợp cơ quan tổ chức khởi kiện thì đại diện cơ quan, tổ chức trình bày ý kiến. Người có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ có quyền bổ sung ý kiến
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn tranh luận đối đáp. Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến;
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan trình bày. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến;
- Các đương sự đối đáp theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa;
- Khi xét thấy cần thiết, HĐXX có thể yêu cầu đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án
Ngoài ra, trường hợp không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì họ tự mình trình bày khi tranh luận;
Trường hợp vắng mặt một trong các đương sự và người tham gia tố tụng khác thì chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ trên cơ sở đó; các đương sự có mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp.
Sau đó là phát biểu của Kiểm sát viên quy định tại điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Nghị án và tuyên án
Nghị án
- Sau khi kết thúc phần tranh luận, HĐXX vào phòng nghị án để nghị án;
- Chỉ có thành viên HĐXX mới có quyền nghị án;
- Khi nghị án phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của hội đồng xét xử. Biên bản phải được các thành viên HĐXX ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án;
- Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp; việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì HĐXX có thể quyết định thời gian nghị án nhưng không quá 05 ngày làm việc; kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa;
- Hội đồng xét xử phải thông báo cho người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa ngày, giờ và địa điểm tuyên án.
Trường hợp HĐXX đã thực hiện thông báo mà có người tham gia tố tụng vắng mặt vào ngày, giờ và địa điểm tuyên án thì HĐXX vẫn tiến hành tuyên án theo quy định tại BLTTDS
Tuyên án
- Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án với sự có mặt của các đương sự, đại diện cơ quan tổ chức và cá nhân khởi kiện.
- Trường hợp đương sự có mặt tại phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa tuyên án; hoặc vắng mặt trong trường hợp quy định tại điều 264 BLTTDS thì HĐXX vẫn tuyên đọc bản án.
- Khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
- Trường hợp Tòa án xét xử kín theo quy định tại điều 15 BLTTDS 2015 thì HĐXX chỉ tuyên công khai phần mở đầu và phần quyết định bản án
- Trường hợp đương sự cần có người phiên dịch thì người phiên dịch phải dịch lại cho họ nghe toàn bộ bản án và phần mở đầu hoặc phần quyết định của bản án tuyên công khai.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Trình tự thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo quy định pháp luật? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; tạm ngừng doanh nghiệp, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Người từ đủ 14 đến 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về những tội danh gì?
- Tại sao lại bỏ vành móng ngựa?
- Bắt giữ người vào ban đêm có được hay không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người có quyền kháng cáo bao gồm:
“Điều 271. Người có quyền kháng cáo
Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.”
Theo Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng cáo như sau:
“Điều 273. Thời hạn kháng cáo
Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.”
“Điều 310. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm
Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Việc thu thập chứng cứ và chứng minh không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được.
Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.”