Tại sao lại bỏ vành móng ngựa?

bởi NguyenDucThuan
bỏ vành móng ngựa

Ngày 1 tháng 1 năm 2018 đánh dấu sự kiện khai tử “vành móng ngựa” đã hiện diện tại các phiên tòa hình sự trên đất nước Việt Nam từ thời Pháp thuộc đến nay. Sự thay đổi mang tính lịch sử này được quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình ký, quy định về phòng xử án. Vậy tại sao lại bỏ vành móng ngựa?

Tham khảo bài viết dưới đây của Luật Sư X

Vành móng ngựa là gì?

Vành móng ngựa đã trở thành một hình ảnh biểu tượng khi nói đến các phiên tòa hình sự. Vành móng ngựa là chỗ dành cho người phạm tội đứng vào để Tòa án phán quyết.

Từ lâu vành móng ngựa ở tại các phiên tòa xét xử án hình sự đã trở nên phổ biến không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nước trên thế giới. Nó có xuất xứ từ đâu, vào thời điểm nào… đã được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, giới khoa học pháp lý nghiên cứu, xem xét nhưng vẫn chưa đưa ra được một giải đáp chính xác.

Ở Việt Nam, vành móng ngựa có từ bao giờ cũng chưa ai xác định chắc chắn nhưng đều cho rằng nó du nhập vào nước ta từ khi bị thực dân Pháp xâm lược. Pháp chính thức áp đặt bộ máy thống trị tại Việt Nam; và sử dụng vành móng ngựa trong những vụ án xét xử người phạm tội.

Tại sao lại bỏ vành móng ngựa?
Vành móng ngưa

Lý do bỏ vành móng ngựa

Xuất phát từ nguyên tắc suy đoán vô tội

Thực tiễn xét xử ở nước ta cho thấy, có người định kiến rằng bất cứ ai đứng trước vành móng ngựa đều bị hiểu là có tội; và phải bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc nên đối xử với họ như với người có tội. Trong khi đó, bị cáo trước khi bị tuyên án thì vẫn được coi như vô tội để Toà án có thái độ hoàn toàn khách quan.

Từ đó, quá trình cải cách tư pháp, nguyên tắc “suy đoán vô tội” được đề cao và “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Để hiện thực hóa với nguyên tắc suy đoán vô tội, tại Thông tư số 01/2017/TT;-TANDTC ngày 28/7/2017 của Tòa án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án. Cụ thể tại Điều 5 quy định trang thiết bị trong phòng xử án có “bục khai báo” của bị cáo. (thay thế cho vành móng ngựa).

Đây là một cải cách đột phá trong hoạt động pháp lý, mang tính nhân văn; đề cao nguyên tắc “suy đoán vô tội” và phù hợp với quy định “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” đã được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Tạo điều kiện thuận lợi cho bị cáo

Nhìn vào “vành móng ngựa” ta thấy khó có chỗ nào cho bị cáo để tài liệu, có chỗ để chứng cứ tranh tụng.

Trong khi đó, bục khai báo có diện tích đủ rộng để bị cáo sử dụng tài liệu, chứng cứ chứng minh lời khai của mình. Trên thế giới hiện nay, phiên tòa hình sự của hầu hết nước không còn “vành móng ngựa”; mà thay bằng ghế bị cáo. Ví dụ như ở Mỹ, bị cáo được ngồi cùng với Luật sư bào chữa khi tham gia phiên tòa.

Việc thay thế vành móng ngựa sẽ vừa tránh được tâm lý “đã có tội”; vừa tạo thuận lợi cho người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo dõi diễn biến phiên tòa. Đồng thời khi có bục cũng tăng cường vai trò trung tâm của HĐXX trong việc điều hành và duy trì trật tự phiên tòa.

Phòng xử mới không vành móng ngựa có ý nghĩa như thế nào?

Khi buộc bị cáo phải đứng trước vành móng ngựa như các phiên tòa trước đây; hình ảnh này tạo cảm giác bị cáo đang đứng sau những tấm song ngăn cách; cách ly khỏi xã hội. Do vậy, bỏ vành móng ngựa; thay bằng bục khai báo là để cụ thể hóa một cách toàn diện nguyên tắc suy đoán vô tội trên thực tế.

Vì vậy, thay đổi thiết kế phòng xét xử, bỏ vành móng ngựa để thay bằng bục khai báo; bố trí kiểm sát viên ngồi ngang với người bào chữa trong các phiên tòa hình sự để các bên bình đẳng; dễ tiếp cận công lý; là biểu hiện của sự thay đổi sâu sắc hơn về nguyên tắc suy đoán vô tội. Nhận thức về nguyên tắc này đã trải qua quá trình dài ở nước ta.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề. “Tại sao lại bỏ vành móng ngựa?. Hy vọng sẽ giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tytạm dừng công ty,  giấy phép bay flycam; xác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Vị trí ngồi của các chức danh tư pháp theo thông tư 01/2017/TT-TANDTC

Theo quy định tại thông tư 01, trong phiên tòa hình sự vị trí ngồi của các chức danh tư pháp có một số thay đổi. Cụ thể, vị trí ngồi của luật sư sẽ được bố trí ngang hàng với đại diện Viện kiểm sát; thay cho trước đây, luật sư thường phải ngồi dưới vị trí đại diện VKS một bậc.

Nguyên tắc suy đoán vô tội

Hiến pháp năm 2013 khẳng định tại Điều 31 rằng: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Điều 13 BLTTHS 2015 quy định: Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan; người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”

Phòng xử án là gì?

Phòng xử án là không gian tổ chức xét xử vụ án hình sự, hành chính; xét xử, giải quyết vụ việc dân sự, phá sản; và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm