Ngày này khi hoạt động in ấn ngày càng phát triển mạnh mẽ nó phục vụ cho nhu cầu làm việc, học tập… của mọi người thì việc sản xuất và nhập khẩu thiết bị in của những các nhân, tổ chức cũng ngày càng được tăng cao hơn. Mặc dù vậy việc nhập khẩu thiết bị in còn tùy thuộc vào từng chủng loại mà phải xin giấy phép nhập khẩu. Chính vì vậy, mà việc cung cấp những thông tin về quy định về thủ tục xin giấy phép nhập khẩu máy in được mọi người đặt ra rất nhiều câu hỏi. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu máy in” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 60/2014/NĐ-CP
Các đơn vị được nhập khẩu máy in
Trước đây, chỉ có các đối tượng sau được phép nhập khẩu máy in căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP, bao gồm:
“Điều 27. Nhập khẩu thiết bị in
2. Đối tượng được nhập khẩu thiết bị in bao gồm:
a) Cơ sở in;
b) Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị ngành in theo quy định của pháp luật;
c) Cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân được phép sử dụng thiết bị in để phục vụ công việc nội bộ.”
- Cơ sở in;
- Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị ngành in theo quy định của pháp luật;
- Cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân được phép sử dụng thiết bị in để phục vụ công việc nội bộ.
Loại máy in nào phải xin giấy phép
Mô tả hàng hóa | ||
Mô tả hàng hóa theo mã số HS trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam quy định tại Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính | Mô tả, phân loại hàng hóa nhập khẩu theo chuyên ngành trong lĩnh vực in | |
84.43 | Máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in (bát chữ), trục lăn và các bộ phận in khác của nhóm 84.42; máy in khác, máy copy (copying machines) và máy fax, có hoặc không kết hợp với nhau; bộ phận và các phụ kiện của chúng. | |
– Máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in (bát chữ), trục lăn và các bộ phận in khác thuộc nhóm 84.42: | ||
8443.11.00 | – – Máy in offset, in cuộn | Máy in offset (kiểu in cuộn) |
8443.12.00 | – – Máy in offset, in theo tờ, loại sử dụng trong văn phòng (sử dụng giấy với kích thước giấy ở dạng không gấp một chiều không quá 22 cm và chiều kia không quá 36 cm) | Máy in offset in theo tờ rời |
8443.13.00 | – – Máy in offset khác | Máy in offset khác |
8443.14.00 | – – Máy in letterpress, in cuộn trừ loại máy in flexo | Máy in letterpress (kiểu in cuộn) |
8443.15.00 | – – Máy in letterpress, trừ loại in cuộn, trừ loại máy in flexo | Máy in letterpress (kiểu in tờ rời) |
8443.16.00 | – – Máy in flexo | Máy in flexo |
8443.17.00 | – – Máy in ống đồng | Máy in ống đồng |
– Máy in khác, máy copy và máy fax, có hoặc không kết hợp với nhau: | ||
8443.31 | – – Máy kết hợp hai hoặc nhiều chức năng in, copy hoặc fax, có khả năng kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động hoặc kết nối mạng: | |
– – – Máy in-copy, in bằng công nghệ in phun: | ||
8443.31.11 | – – – – Loại màu | Máy in có chức năng photocopy màu (loại đa màu) |
– – – Máy in-copy, in bằng công nghệ laser: | ||
8443.31.21 | – – – – Loại màu | Máy in có chức năng photocopy màu (loại đa màu) |
– – – Máy in-copy-fax kết hợp: | ||
8443.31.31 | – – – – Loại màu | Máy in có chức năng photocopy màu (loại đa màu) |
– – – Loại khác: | ||
8443.31.91 | – – – – Máy in-copy-scan-fax kết hợp | Chỉ cấp giấy phép nhập khẩu đối với máy in có chức năng photocopy màu (loại đa màu) |
8443.31.99 | – – – – Loại khác | Chỉ cấp giấy phép nhập khẩu đối với máy in có chức năng photocopy màu (loại đa màu) |
8443.32 | – – Loại khác, có khả năng kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động hoặc kết nối mạng: | |
– – – Máy in phun: | ||
8443.32.21 | – – – – Loại màu | Chỉ cấp giấy phép nhập khẩu đối với máy in phun kỹ thuật số có tốc độ in trên 60 tờ/phút (khô A4) hoặc có khổ in trên A3 |
– – – Máy in laser: | ||
8443.32.31 | – – – – Loại màu | Chỉ cấp giấy phép nhập khẩu đối với máy in laser kỹ thuật số có tốc độ in trên 60 tờ/phút (khổ A4) hoặc có khổ in trên A3 |
8443.39 | – – Loại khác: | |
8443.39.10 | – – – Máy photocopy tĩnh điện, hoạt động bằng cách tái tạo hình ảnh gốc trực tiếp lên bản sao (quá trình tái tạo trực tiếp) | Chỉ cấp giấy phép nhập khẩu đối với máy photocopy màu (loại đa màu), trừ loại đơn màu (đen trắng) |
8443.39.20 | – – – Máy photocopy tĩnh điện, hoạt động bằng cách tái tạo hình ảnh gốc lên bản sao thông qua bước trung gian (quá trình tái tạo gián tiếp) | |
8443.39.30 | – – – Máy photocopy khác kết hợp hệ thống quang học | |
8443.39.40 | – – – Máy in phun | Chỉ cấp giấy phép nhập khẩu máy in phun màu kỹ thuật số (loại đa màu) có tốc độ in trên 60 tờ/phút khổ A4 hoặc có khổ in trên A3 |
Theo đó, khi nhập khẩu các thiết bị in thuộc chủng như trên, cá nhân hoặc tổ chức nhập khẩu cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu (theo mẫu số 04 được ban hành kèm theo Nghị định 25/2018/NĐ-CP); Ca-ta-lô (catalogue) của từng loại thiết bị in; bản sao có chứng thực về việc tổ chức đã được cấp phép sử dụng thiết bị in.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu máy in
Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu quy định.
Ca-ta-lô (catalogue) của từng loại thiết bị in.
Bản sao có chứng thực:
– Đối với cơ sở in: Giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in đã được xác nhận theo quy định.
– Đối với doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị ngành in: Một trong các loại: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
– Đối với cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân được phép sử dụng thiết bị in để phục vụ công việc nội bộ: Quyết định định thành lập.
Trình tự thủ tục xin giấy phép nhập khẩu máy in
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Để có thể xin giấy phép nhập khẩu máy in thì cá nhân/doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu máy in cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chi tiết. Cụ thể như một số chứng từ theo quy định của Hải quan không thể thiếu là: Chứng từ làm thủ tục hải quan; Hợp đồng mua bán; Hóa đơn thương mại (Commercial invoice); Bản kê hàng hóa (Packing list); Vận đơn (Bill of Lading); Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin)…
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in
Tổ chức, cá nhân làm thủ tục nhập khẩu máy in nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in qua qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp trực tiếp tại Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông. (Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu số 04 tại phụ lục của nghị định số 25/2018/NĐ-CP; Catalogue của các thiết bị in; Bản sao giấy đăng ký kinh doanh
Bước 3: Chờ phản hồi từ cơ quan chính phủ
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in (kết quả như mẫu dưới đây); trường hợp không cấp giấy phép sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Bước 4: Nộp hồ sơ thông quan hàng hoá cho hải quan
Sau khi được cấp giấy phép, bạn nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục là có thể thông quan lô hàng máy in nhập khẩu.
Căn cứ vào các thông tin trên bộ chứng từ, lập tờ khai hải quan theo mẫu và phụ lục tờ khai (nếu có).
Hiện nay, các doanh nghiệp có thể kê khai thông tin thông qua hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử. Sau khi hoàn thành thì nộp cho cơ quan hải quan để đăng ký tờ khai hải quan. Khi hoàn thành, sẽ phân luồng tờ khai để kiểm tra thực tế lô hàng theo mức độ. Doanh nghiệp sẽ nộp các khoản phí và lệ phí liên quan để hoàn thành việc thông quan hàng hoá nhập khẩu.
Cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu máy in
Đơn vị duy nhất cấp GPNK máy in là Cục xuất bản, in và phát hành (theo thông tư 25/2018/TT-BTTTT) tại địa chỉ: Số 10 Đường Thành, Cửa Đông, Hoàn, Kiếm Hà Nội.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- TRÌNH TỰ THỦ TỤC ĐĂNG KIỂM XE MÁY NHẬP KHẨU QUY ĐỊNH 2023
- THUẾ NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH LÀ BAO NHIÊU?
- TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC TRÌNH BÁO MẤT HỘ CHIẾU NHƯ THẾ NÀO?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu máy in” hoặc các dịch vụ khác như là Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Có thể xin nhiều máy in, loại máy in trong cùng một giấy phép nhập khẩu. Việc quản lý máy in theo số series do vậy khi xin cho nhiều lô hàng khác nhau cần xác định chính xác số định danh của máy dự định xin
Theo quy định thời gian cấp phép là 07 ngày làm việc. Thời gian này không bao gồm thứ 7, chủ nhật và ngày lễ theo quy định pháp luật.
Hiện nay trước khi tiến hành nhập khẩu thiết bị ngành in cá nhân, tổ chức phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị ngành in. Tuy nhiên không phải toàn bộ thiết bị ngành in đều phải xin cấp phép nhập khẩu. Theo quy định tại điều 27 của nghị định 60/2014/NĐ-CP (cập nhật bởi nghị định 25/2018/NĐ-CP hiệu lực từ 01/05/2018), thiết bị in theo danh mục sau đây khi nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông:
Máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in.
Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số, ốp-xét (offset), flexo, ống đồng; máy in lưới (lụa).
Máy dao xén giấy, máy gấp sách, máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ), máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp, dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in.
Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.
Các loại máy in nhiệt, máy in 3d, máy in lưới (lụa) không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.