Cất giữ da hổ trong nhà bị xử lý như thế nào theo quy định?

bởi
Cất giữ da hổ trong nhà bị xử lý như thế nào

Hổ được mệnh danh là chúa sơn lâm. Da hổ được coi là vật thần, có nhiều công năng đặc biệt. Vì vậy, không ít người đã không tiếc tiền để có được một bộ da hổ làm đồ trang trí trong ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, hổ là một loài động vật quý hiếm. Vậy cất giữ da hổ trong nhà bị xử lý như thế nào?

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hổ có phải động vật rừng nguy cấp, quý hiếm?

Hổ là động vật hoang dã nằm trong Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, thuộc Nhóm IB theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Theo đó mọi hành vi nuôi nhốt hổ trái phép đều là hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định.

Cụ thể, hành vi nuôi nhốt trái phép các loài này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 13 Điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP, như sau:

“Phạt tiền từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác”.

Hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về tội “Vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”, tùy thuộc vào giá trị tang vật bị tịch thu mà mức hình phạt có thể lên đến 15 năm tù.

Theo đó, tự ý khai thác, buôn bán, sử dụng hổ, bộ phận của hổ là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy cất giữ da hổ trong nhà bị xử lý như thế nào?

Cất giữ da hổ trong nhà bị xử lý như thế nào?

Nếu cất giữ, sử dụng da hổ thì sẽ bị xử phạt hành chính theo nghị định 157/2013/NĐ-CP:

Điều 23. Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước

Người có hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt nhu sau:

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 01 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 02 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.

….

Mức phạt nặng nhất lên tới 400 triệu đồng cho hành vi này nếu có bộ phận của 7 – 8 cá thể.

Cất giữ da hổ trong nhà có phạm tội không?

Hành vi cất giữ da hổ thậm chí có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại điều 244 Bộ luật hình sự:

Điều 244. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 

… 

b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này; 

Hình phạt tối đa là 15 năm cho hành vi vi phạm quá nghiêm trọng.

Da hổ thì quý hiếm, lại có nhiều công dụng (theo truyền miệng). Tuy nhiên nếu bị phát hiện trong nhà có da hổ thì bạn hoàn toàn có thể phải đi tù. Vì vậy, hãy nhớ cẩn thận và tránh xa nguy cơ này nhé.

Mời bạn tham khảo bài viết: 

Thông tin liên hệ Luật Sư X


Trên đây là nội dung tư vấn về Cất giữ da hổ trong nhà bị xử lý như thế nào?

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có được nuôi động vật rừng thông thường?

Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật;
2. Đảm bảo an toàn cho con người; thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú y;
3. Thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi quy định theo mẫu; trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật.

Có được nghiên cứu khoa học về động vật quý hiếm?

Hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo tồn, phát triển bền vững các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thực hiện theo đúng đề tài, dự án đã được phê duyệt và tuân thủ Quy chế quản lý rừng. Trước khi thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học phải báo cáo bằng văn bản với chủ rừng và cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp cấp tỉnh để giám sát quá trình thực hiện.

Vận chuyển ngà voi có bị phạt tù?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 244 BLHS có quy định:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
d) Ngà voi có khối lượng từ 20 kilôgam đến dưới 90 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 09 kilôgam;

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm