Trường hợp nào Đảng viên sẽ bị xóa tên?

bởi
Hướng dẫn ghi phiếu nhận xét Đảng viên nơi cư trú 2017

Nếu bạn là Đảng viên, hãy lưu ý những trường hợp dưới đây để đảm bảo không vi phạm và không bị Đảng xóa tên!

Cơ sở pháp lý

  • Quy định số 29-QĐ/TW 2016

Nội dung tư vấn

Những trường hợp nào Đảng viên bị xóa tên?

Xóa tên Đảng viên là việc Đảng viên thuộc sự quản lý của Chi bộ, trong quá trình học tập và rèn luyện vi phạm quy định của Đảng hoặc có các hành vi không đúng chuẩn mực của Đảng viên bị xóa tên khỏi danh sách thành viên của Đảng. Xóa tên Đảng viên không thuộc một trong các hình thức kỷ luật Đảng viên bao gồm khiển trách, cảnh cáo, giải tán đối với tổ chức Đảng và khai trừ đối với cá nhân là Đảng viên. Căn cứ khoản 8.1 Điều 8 Quy định số 29-QĐ/TW 2016, có 7 trường hợp Đảng viên sẽ bị Chi bộ xem xét, đề nghị cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên, cụ thể:

  • Đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng.
  • Không đóng Đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng.
  • Đảng viên tự ý trả thẻ Đảng viên.
  • Tự hủy thẻ Đảng viên.
  • Đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ.
  • Đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách Đảng viên.
  • Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

8- Điều 8: Xóa tên đảng viên và giải quyết khiếu nại về xóa tên đảng viên

8.1- Xóa tên đảng viên Chi bộ xem xét, đề nghị cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự hủy thẻ đảng viên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên; đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

Đảng viên bị xóa tên có được kết nạp lại không?

Về cơ bản Đảng viên bị xóa tên sẽ được kết nạp lại trong một số trường hợp cụ thể và chỉ được kết nạp lại 01 lần duy nhất. Căn cứ khoản 3.5 và 3.6 Điều 4 Quy định số 29-QĐ/TW 2016 quy định về điều kiện của người muốn kết nạp lại vào Đảng và đối tượng không được xem xét kết nạp lại, cụ thể:

Điếu kiện để Đảng viên bị xóa tên được xem xét kết nạp lại

+ Tuổi đời từ đủ 18 đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng)

+ Người đủ 18 tuổi là người đã phát triển và hoàn thiện đầy đủ khả năng nhận thức cũng như chịu trách nhiệm. Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ, đối với trường hợp kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét và ra quyết định.

+ Trình độ học vấn từ tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên.

+ Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh, Điều lệ Đảng.

+ Là người ưu tú và được nhân dân tín nhiệm.

+ Có lý lịch rõ ràng, trong sáng, trung thực. Không có tiền án, tiền sự, không chống lại Đảng và Cương lĩnh của Đảng, không phản động. Thời chiến không làm tính báo, gián điệp cho địch, không phản cách mạng, không tàn sát dân tộc,… 

+ Được hai Đảng viên chính thức giới thiệu qua quá trình theo dõi và đáng giá mức độ hoản thành cũng như rèn luyện, đảm bảo tính xác thực.

+ Trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng để học hỏi và rèn luyện trước khi được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đảng.

Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng, người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích sẽ làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng.

Đơn đó phải được ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy đồng ý bằng văn bản, được cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thực hiện đúng các thủ tục về việc kết nạp Đảng.

Những Đảng viên bị xóa tên không được xem xét kết nạp lại

  • Người tự bỏ sinh hoạt đảng.
  • Đảng viên làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn).
  • Người, Đảng viên gây mất đoàn kết nội bộ trong Đảng nghiêm trọng.
  • Người, Đảng viên bị kết án vì tội tham nhũng hay về tội nghiêm trọng trở lên.

Cụ thể những đối tượng sau không được xem xét kết nạp lại vào Đảng là:

3- Điều 4: Giới thiệu và kết nạp người vào Đảng …

3.5- Về kết nạp lại người vào Đảng

3.5.1- Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:

a) Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.

b) Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp ủy có thẩm quyền (huyện ủy và tương đương) xem xét, quyết định.

c) Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.

3.5.2- Đối tượng không xem xét kết nạp lại. Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do:

+ Tự bỏ sinh hoạt đảng;

+ Làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn);

+ Gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng;

+ Bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.

3.5.3- Chỉ kết nạp lại một lần.

3.5.4- Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị.

Như vậy, các bạn là Đảng viên hoặc có mong muốn vào Đảng hãy lưu ý các trường hợp trên để tránh những việc đáng tiếc sẽ xảy ra.

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Thế chấp thẻ Đảng viên để vay tiền bị xử phạt ra sao?

Câu hỏi thường gặp

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là ai?

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Đảng viên có quyền gì?

Đảng viên có các quyền sau:
+ Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
+ Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
+ Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm