Tự ý cơi nới nhà bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định 2022

bởi Bảo Nhi
Tự ý cơi nới nhà bị phạt bao nhiêu tiền quy định 2022

Có rất nhiều hộ gia đình sống trong chung cư, do thấy cảm thấy sự chật chội, thiếu diện tích sinh hoạt. Chính vì điều đó, nhiều người dân đã có hành vi tự ý cơi nới thêm bằng nhiều cách để nhiều diện tích tiện cho việc sinh hoạt. Nhưng hành vi này là không được phép và trái với quy định của pháp luật đã đề ra. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tự ý cơi nới nhà bị phạt bao nhiêu tiền” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm về hành vi tự ý coi nới

Hành vi tự ý cơi nới nhà có thể được hiểu là hành vi thay đổi kết cấu của căn nhà cũ (căn hộ tập thể, căn hộ chung cư thương mại, nhà ở riêng lẻ khác…), làm gia tăng diện tích sử dụng ở khoảng không phía trên diện tích đất xây dựng. 

Dưới góc độ pháp lý, hành vi tự ý cơi nới, xây mới diện tích nhà ở/công trình phục vụ nhà ở mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép là hành vi vi phạm pháp luật xây dựng. Hành vi này bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

Tự ý cơi nới nhà bị phạt bao nhiêu tiền

Tự ý cơi nới nhà bị phạt bao nhiêu tiền quy định 2022
Tự ý cơi nới nhà bị phạt bao nhiêu tiền quy định 2022

Theo Khoản 2 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, cụ thể:

“Điều 70. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư

  1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian xung quanh, lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung hoặc lấn chiếm các phần thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức;
    b) Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư;
    c) Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng;
    d) Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp.”

Như vậy, theo quy định trên hành vi tự ý cơi nới chung cư cũ; tức là tự ý thay đổi kết cấu chịu lực; hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bị phạt từ 60 – 80 triệu đồng.

So với khoản 2 Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP; Nghị định 16/2022/NĐ-CP đã tăng mức phạt hành vi tự ý thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng nhà chung cư lên đến 80 triệu đồng. Trước đây, mức phạt với hành vi này chỉ phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng. Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của hành vi ảnh hưởng đến không gian chung.

Trường hợp nếu việc cơi nới này xâm phạm đến diện tích đang thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của tổ chức, cá nhân, cơ quan khác hoặc khu vực công cộng (ví dụ sân chung của tập thể…) thì mức phạt tối đa có thể lên đến 120 triệu đồng. Cụ thể theo quy định tại Điểm a Khoản 10 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:

“Điều 16. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng

  1. Xử phạt đối với hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung như sau:
    a) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;”

Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với việc cơi nới trong cả hai trường hợp trên là tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm.

Lưu ý: Đối với trường hợp chủ sở hữu nhà ở đang thực hiện hành vi cơi nới mà bị lập biên bản theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 16/2022/NĐ-CP còn bị xử lý theo trình tự tại Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:

+ Chủ sở hữu công trình bị lập biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp này có 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản có quyền chuẩn bị hồ sơ, nộp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà ở để xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình;

+ Hết thời hạn 30 ngày theo quy định trên mà chủ sở hữu nhà ở không xuất trình được giấy phép xây dựng phù hợp thì phải tự tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm gửi văn bản thông báo/ngày bàn giao văn bản thông báo;

+ Chủ sở hữu nhà ở riêng lẽ sẽ bị buộc tháo dỡ nếu không tự nguyện thực hiện tháo dỡ theo quy định pháp luật.

Như vậy, hành vi tự ý cơi nới, cải tạo nhà ở riêng lẻ là căn hộ chung cư/nhà tập thể cũ trong trường hợp phải xin giấy phép xây dựng mà không xin giấy phép xây dựng thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tối đa lên đến 80 triệu đối với các trường hợp thông thường hoặc 120 triệu nếu việc cơi nới xâm chiếm đến khoảng không thuộc khu vực sử dụng chung…

Thẩm quyền xử phạt hành vi tự ý cơi nới nhà

Căn cứ quy định tại Điều 74, Điều 75, Điều 79 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử phạt hành vi tự ý cơi nới nhà ở thuộc về:

“Điều 74. Thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành

  1. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng (hoặc Thanh tra Sở Giao thông vận tải – Xây dựng) có thẩm quyền xử phạt như sau:

a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 200.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

  1. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng có thẩm quyền xử phạt như sau:
    a) Cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng đối với hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; đến 210.000.000 đồng đối với hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà;
    c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
    d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vi phạm có giá trị không vượt quá 1.000.000.000 đồng đối với các hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; đến 420.000.000 đồng đối với các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà;
    đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.”

“Điều 75. Thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng (hoặc Chánh thanh tra Sở Giao thông vận tải – Xây dựng)

  1. Cảnh cáo.
  2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
  3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
  4. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 200.000.000 đồng.
  5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.”

“Điều 79. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

  1. Cảnh cáo.
  2. Phạt tiền đến 200.000.000 đồng.
  3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
  4. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
  5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tự ý cơi nới nhà bị phạt bao nhiêu tiền”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, xác nhận tình trạng hôn nhân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, đổi tên giấy khai sinh, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hạn khai sinh cho con, thủ tục khai nhận di sản thừa kế, thời hạn của hộ chiếu ngoại giao, điều kiện cấp sổ đỏ đối với đất lấn chiếm… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với tự ý cơi nới chung cư cũ như thế nào?

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể như sau:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;
Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng;
Những biện pháp khác được quy định cụ thể tại Nghị định này.
Như vậy đối với hành vi tự ý cơi nới chung cư cũ, người thực hiện hành vi còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Vụ thể là khôi phục lại tình trạng ban đầu của chung cư; phá dỡ phần công trình đã cơi nới…

Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp bị phạt tiền ít nhất là bao nhiêu?

Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp bị phạt tiền ít nhất là 60 triệu đồng; theo khoản 2 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm