Tự ý mở cửa thoát hiểm máy bay xử phạt như thế nào?

bởi Quỳnh
Tự ý mở cửa thoát hiểm máy bay xử phạt như thế nào?

Mới đây, tại sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa), một hành khách đã tự ý mở cửa thoát hiểm máy bay; làm chuyến bay từ Thanh Hóa đi TP. Hồ Chí Minh của Bamboo Airways chậm gần 2 tiếng. Đây là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Vậy trường hợp này sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Bộ phận tư vấn pháp luật của Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014).
  • Nghị định 162/2018/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Nghĩa vụ của hành khách khi đi máy bay

Căn cứ Điều 148 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định:

“Điều 148. Nghĩa vụ của hành khách

1. Thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không.

2. Thực hiện theo sự chỉ dẫn của người vận chuyển trong quá trình vận chuyển.

3. Bồi thường thiệt hại khi hành khách có lỗi gây ra thiệt hại cho người vận chuyển, người khai thác tàu bay.”

Với quy định nêu trên, việc hành khách tự ý mở cửa thoát hiểm máy bay là hành vi vi phạm pháp luật; bởi không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình khi đi tàu bay. Vậy trường hợp này sẽ bị xử lý như thế nào?

Tự ý mở cửa thoát hiểm máy bay bị xử phạt như thế nào?

Trường hợp hành khách không thực hiện nghĩa vụ của mình, các loại chế tài có thể được áp dụng bao gồm: chế tài hành chính; dân sự và hình sự.

Đối với chế tài hành chính

Hành khách thực hiện hành vi vi phạm hành chính; bị cơ quan quản lý nhà nước áp dụng hình thức phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền. Ngoài ra, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, hành khách còn có thể bị tịch thu tang vật; phương tiện vi phạm;… hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; bị cấm vận chuyển thương mại bằng đường hàng không đến 12 tháng; kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 8 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định:

“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mở cửa của tàu bay khi không được phép;”

Như vậy, việc hành khách tự ý mở cửa thoát hiểm máy bay sẽ bị xử phạt từ 10 – 20 triệu đồng.

Đối với chế tài dân sự

Để bảo vệ cho quyền lợi của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng không; pháp luật cũng đồng thời quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại; nếu hành khách có hành vi gây thiệt haị cho các hành khách khác; và hãng hàng không vận chuyển. Theo đó, hãng hàng không hoàn toàn có quyền yêu cầu hành khách bồi thường lại tất cả những thiệt hại; mà hãng phải gánh chịu do hành vi của hành khách; kể cả tài sản và uy tín, danh dự của hãng; bằng cách chứng minh thiệt hại trên thực tế.

Đối với chế tài hình sự

Trường hợp hành vi của hành khách hội đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm; hành khách bị áp dụng chế tài xử phạt hình sự với việc áp dụng hình phạt; và mức phạt căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi đối với an toàn trong quá trình bay; và an ninh hàng không.

Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư X:  0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Quyền của hành khách khi đi tàu bay là gì?” answer-0=”Căn cứ Điều 147 Luật Hành không dân dụng Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) 1. Được thông báo bằng văn bản về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển áp dụng đối với trường hợp hành khách bị chết, bị thương, hành lý bị hư hỏng, mất và vận chuyển chậm. 2. Trong trường hợp hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển, hành khách có quyền yêu cầu người vận chuyển thu xếp hành trình phù hợp hoặc hoàn trả lại tiền phần vé chưa sử dụng. 3. Trong các trường hợp quy định tại Điều 146 của Luật này, hành khách được nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển. 4. Từ chối chuyến bay; nếu đang trong hành trình, hành khách có quyền từ chối bay tiếp tại bất kỳ cảng hàng không, sân bay hoặc nơi hạ cánh bắt buộc nào và có quyền nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển. 5. Được miễn cước vận chuyển hành lý với mức tối thiểu được ghi trong Điều lệ vận chuyển. 6. Trẻ em dưới mười hai tuổi đi tàu bay được miễn, giảm cước vận chuyển với mức ghi trong Điều lệ vận chuyển. Trẻ em từ hai tuổi đến dưới mười hai tuổi được bố trí chỗ ngồi riêng; trẻ em dưới hai tuổi không có chỗ ngồi riêng và phải có người lớn đi cùng. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trong cảng hàng không, sân bay không đúng nơi quy định bị phạt bao nhiêu?” answer-0=”Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trong cảng hàng không, sân bay không đúng nơi quy định” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm