Tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất bị xử lý thế nào?

bởi Hữu Duy
Tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất

Đất đai là một trong những yếu tố tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Pháp luật cũng có những quy định chặt chẽ và cụ thể về quản lý việc sử dụng đất đai. Trong đó, Luật đất đai đang có hiệu lực hiện hành được ban hành vào năm 2013. Vì đất đai không thuộc quyền sở hữu riêng của bất kỳ ai cho nên cần phải đảm bảo nguyên hiện trạng như trong các giấy tờ có liên quan như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy việc tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất sẽ bị xử lý như thế nào? Có được thay đổi hiện trạng sử dụng đất hay không? Cùng Luật sư X tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì?

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là loại bản đồ được lập để thể hiện sự phân bố các loại đất tại thời điểm kiểm kê đất đai theo từng đơn vị hành chính các cấp. Theo quy định tại Thông tư 28/TT-BTNMT thì bản đồ hiện trạng chứa đựng các nội dung sau:

Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp:

Đơn vị hành chínhDiện tích tự nhiên (ha)Tỷ lệ bản đồ
Cấp xãDưới 1201: 1000
Từ 120 đến 5001: 2000
Trên 500 đến 3.0001: 5000
Trên 3.0001: 10000
Cấp huyệnDưới 3.0001: 5000
Từ 3.000 đến 12.0001: 10000
Trên 12.0001: 25000
Cấp tỉnhDưới 100.0001: 25000
Từ 100.000 đến 350.0001: 50000
Trên 350.0001: 100000
Cấp vùng 1: 250000
Cả nước 1: 1000000

Trường hợp đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có hình dạng đặc thù (chiều dài quá lớn so với chiều rộng) thì được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định trên đây.

Nội dung thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm:

– Cơ sở toán học gồm khung bản đồ, lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến, chú dẫn, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan;

– Biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp:

Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng kinh tế, xã hội dạng giấy chỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp huyện; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng giấy của cả nước chỉ thể hiện địa giới hành chính cấp tỉnh. 

Trường hợp không thống nhất đường địa giới hành chính giữa thực tế đang quản lý với hồ sơ địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đường địa giới hành chính thực tế đang quản lý. Trường hợp đang có tranh chấp về địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đường địa giới hành chính khu vực đang tranh chấp theo ý kiến của các bên liên quan;

– Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai. Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh, các vùng kinh tế – xã hội và cả nước thể hiện theo các chỉ tiêu tổng hợp; được tổng hợp, khái quát hóa theo quy định biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng các cấp;

– Địa hình: Thể hiện địa hình đặc trưng của khu vực bằng đường bình độ, điểm độ cao và ghi chú độ cao.

– Thủy hệ và các đối tượn có liên quan như biển, hồm ao, đầm phá, sông ngòi, kênh rạch, thùng vũng.

– Hệ thống giao thông và các đối tượng có liên quan thể hiện phạm vi chiếm đất của đường sắt, đường bộ và các công trình giao thông trên hệ thống đường. Bản đồ hiện trạng cấp xã thể hiện tất cả các loại đường giao thông các cấp kể cả đường trục chính trong khu dân cư, đường nội đồng, đường mòn tại các xã miền núi, trung du. Bản đồ hiện trạng cấp huyện phải thể hiện đường liên xã, khu vực miền núi phải thể hiện cả đường đất nhỏ. Bản đồ hiện trạng cấp tỉnh phải thể hiện đường liên huyện trở lên

Ngoài ra trên bản đồ hiện trạng còn thể hiện các yếu tố kinh tế xã hội khác, các mục ghi chú để làm rõ một số nội dung trên bản đồ.

Thực trạng sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay

Nhiệm vụ theo dõi, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai là nội dung đổi mới của Luật đất đai năm 2013 nhằm đánh giá đúng tình hình triển khai thi hành luật, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, hiệu quả sử dụng đất và tác động của chính sách, pháp luật đất đai đến kinh tế, xã hội và môi trường ở từng địa phương và trên phạm vi cả nước.

Theo Luật đất đai năm 2013, hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai là thành phần của hệ thống thông tin đất đai; được thiết lập thống nhất từ Trung ương tới địa phương và được công khai trên mạng thông tin quốc gia theo quy định của pháp luật. Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai phải phản ánh quy mô, chất lượng và hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai; tác động của chính sách, pháp luật về đất đai; mức độ minh bạch và sự tham gia của nhân dân vào quá trình quản lý và sử dụng đất đai thông qua các chỉ số định lượng và định tính.

Luật đất đai 2013 quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

– Thiết kế, xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai; quản lý, tổ chức vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai ở Trung ương; hướng dẫn việc quản lý và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương.

– Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện việc đánh giá hàng năm về quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách, pháp luật về đất đai.

– Lập báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo chuyên đề về quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách, pháp luật về đất đai.

– Ban hành tiêu chí, quy trình đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách, pháp luật về đất đai; biểu, mẫu báo cáo và trách nhiệm báo cáo của hệ thống cơ quan tài nguyên và môi trường.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai ở địa phương.

Để triển khai các nhiệm vụ theo quy định của Luật đất đai đối với công tác đánh giá quản lý sử dụng đất đai, từ năm 2015-2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai đã trực tiếp triển khai một số nội dung và ban hành các văn bản chỉ đạo các tỉnh như sau:

– Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành văn bản số 3215/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 05 tháng 8 năm 2015 về việc tăng cường kiểm tra, giám sát và xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá đối với hoạt động quản lý, sử dụng đất đai; Tổng cục Quản lý đất đai đã ban hành Công văn số 1660/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 09 tháng 11 năm 2015 và Công văn số 1678/TCQLĐĐ- CKSQLSDĐĐ ngày 31 tháng 8 năm 2016 về việc hướng dẫn lập báo cáo theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách, pháp luật đất đai đến kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì vậy, từ năm 2015 đến nay, các địa phương tiến hành triển khai, thu thập đánh giá theo hệ thống biểu mẫu theo hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai để xây dựng báo cáo đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất hàng năm.

Tuy nhiên việc triển khai chưa đem lại hiệu quả cao, năm 20-15 có 39 tỉnh, thành phố gửi báo cáo, năm 2016 có 47 tỉnh, tuy nhiên chỉ có 30 tỉnh gửi báo cáo đúng thời hạn, 33 tỉnh nộp báo cáo đúng quy định, 27 tỉnh có chất lượng báo cáo tương đối đạt yêu cầu (đầy đủ số liệu, biểu bảng theo quy định). Nhìn chung các địa phương chưa quan tâm đến việc xây dựng báo cáo đánh giá, chưa giao trách nhiệm cho một đơn vị chuyên môn cụ thể để thực hiện công tác theo dõi đánh giá nên việc theo dõi, tổng hợp số liệu chưa thành nề nếp.

Ngoài ra, Tổng cục quản lý đất đai đã tổ chức kiểm tra thi hành Luật đất đai 2013 tại 22 tỉnh là: Yên Bái, Hải Dương, Nam Định, Bắc Cạn, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp, An Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Nam, Quảng Trị, Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Bình Thuận, Hà Giang, Sơn La, Bình Định, Phú Yên, Bình Dương và Lào Cai. Các nội dung, tiêu chí thực hiện kiểm tra đánh giá bao gồm: Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai; việc lập, điều chỉnh, quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; việc đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc quản lý tài chính đất đai và giá đất, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai.

Như vậy, việc theo dõi đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của Luật đất đai 2013 ở các địa phương đã được thực hiện, tuy nhiên do hiện nay chưa có nội dung, quy trình hướng dẫn cụ thể nên mỗi địa phương thực hiện theo một cách riêng, chưa thành nền nếp thường xuyên hàng năm; nội dung đánh giá chưa đầy đủ và chưa sâu; chất lượng đánh giá còn hạn chế, chưa sát thực tế, còn mang tính chủ quan, định tính mà thiếu các thông tin, số liệu chứng minh; vì vậy việc tổng hợp toàn quốc gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2015-2016 một số địa phương đã gửi công văn yêu cầu Bộ có hướng dẫn cụ thể về xây dựng các chỉ tiêu và trình tự đánh giá tình hình quản lý đất đai theo yêu cầu của Luật Đất đai 2013.

Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay chưa xây dựng được hệ thống theo dõi đánh giá và hướng dẫn thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước; việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương còn chưa được quan tâm, chưa tổ chức được bộ máy để triên khai, chưa xây dựng kế hoạch thực hiện, chưa có được tiêu chí thống nhất, chưa có nội dung đánh giá đầy đủ; vì thế chưa có được những kết quả đánh giá sát thực với từng địa phương và thống nhất trên cả nước; ngoài ra hệ thống cơ quan kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đất đai còn thiếu ổn định về tổ chức; lực lượng còn mỏng; năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai; đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã còn chưa được ổn định; trang thiết bị phục vụ hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm còn thiếu; quy định mức xử phạt vi phạm còn thấp và việc xác định mức xử phạt hành chính theo quy định hiện hành còn khó khăn.

Tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất
Tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất

Tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất sẽ bị xử lý như thế nào?

Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trái phép

Nghị định 91/2019/NĐ-CP người nào chuyển từ đất trồng lúa sang đất khác sẽ bị xử phạt như sau:

Hành vi vi phạmDiện tích chuyển trái phép(héc – ta)Mức phạt (triệu đồng)
Chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừngDưới 0,5Từ 02 – 05
Từ 0,5 đến dưới 03Từ trên 5 – 10
Trên 03Từ trên 10 – 20
Chuyển từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muốiDưới 0,5Từ 5 – 10
Từ 0,5 đến dưới 03Từ trên 10 – 20
Trên 03Từ trên 20 – 30
Chuyển từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệpDưới 0,5Từ 10 – 20
Từ 0,5 đến dưới 03Từ trên 20 – 30
Trên 03Từ trên 30 – 50

Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng

Nghị đinh 91/2019/NĐ-CP quy định hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt với các mức tiền như sau:

Hành vi vi phạmDiện tích chuyển trái phép(héc – ta)Mức phạt (triệu đồng)
Chuyển sang đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác.Dưới 05Từ 5 – 10
Từ 05 đến dưới 10Từ trên 10 – 20
Trên 10Từ trên 20 – 30
Chuyể sang đất phi nông nghiệp. Dưới 05Từ 10 – 20
Từ 05 đến dưới 10Từ trên 20 – 30
Trên 10Từ trên 30 – 50

Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
Cũng theo Nghị định này, người chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt như sau:

Hành vi vi phạmDiện tích chuyển trái phép(héc – ta)Mức phạt (triệu đồng)
Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản..Dưới 0,5Cảnh cáo hoặc phạt từ 500.000 – 01 triệu đồng
Từ 0,5 đến dưới 03Từ trên 01 – 02
Trên 03Từ trên 02 – 05
Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp.Dưới 0,5Từ 01 – 02
Từ 0,5 đến dưới 03Từ trên 02 – 05
Trên 03Từ trên 05 – 10

Chuyển đất phi nông nghiệp sang mục đích khác

Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp sang mục đích khác trong nhóm đất phi nông nghiệp mà không được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì bị xử phạt với các mức tiền như sau:

Hành vi vi phạmMức vi phạmMức phạt (triệu đồng)
Tự ý chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.Mức 1Từ 02 – 05
Mức 2Từ trên 05 – 10
Mức 3Từ trên 10 – 20
Mức 4Từ trên 20 – 50
Tự ý chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ…Mức 1Từ 5 – 10
Mức 2Từ trên 10 – 20
Mức 3Từ trên 20 – 50
Mức 4Từ trên 50 – 100

Trong đó:

– Mức 1: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền:

+ Dưới 60 triệu đồng đối với đất nông nghiệp;

+ Dưới 300 triệu đồng đối với đất phi nông nghiệp;

– Mức 2: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền:

+ Từ 60 đến dưới 200 triệu đồng đối với đất nông nghiệp;

+ Từ 300 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng đồng đối với đất phi nông nghiệp;

– Mức 3: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền:

+ Từ 200 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng đối với đất nông nghiệp;

+ Từ 01 đến dưới 01 tỷ đồng đối với đất phi nông nghiệp;

– Mức 4: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền:

+ Từ 1 tỷ đồng trở lên đối với đất nông nghiệp,

+ Từ 03 tỷ đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.

Ngoài các biện pháp phạt tiền như trên, người có hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trái phép phải:

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (phải chuyển lại mục đích ban đầu…).

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trái phép.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn lệ phí cấp lại sổ đỏ bị mất, thủ tục chuyển đất ao sang đất sổ đỏ,… vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp là gì?

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
+ Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Khi hiện trạng sử dụng đất khác với loại đất được xác định trong giấy chứng nhận đã cấp thì phải làm sao?

Theo quy định của pháp luật, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất. Nguyên tắc sử dụng đất theo luật đất đai là phải sử dụng đúng mục đích sử dụng đất- đây cũng là nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nếu trên thực tế người sử dụng đất sử dụng sai mục đích thì đây là hành vi vi phạm quy định của luật đất đai hiện hành.
Khi lập hồ sơ hiện trạng sử dụng đất, phần diện tích nào trong tổng số diện tích được công nhận quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất sử dụng đúng mục đích thì ghi nhận là đúng mục đích, phần diện tích người sử dụng đất sử dụng sai mục đích được ghi nhận trong giấy chứng nhận đã cấp thì ghi sử dụng sai mục đích và ghi cụ thể theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành về trường hợp ghi đó.

Việc xác định loại đất theo hiện trạng và nguồn gốc đất do chính quyền địa phương xác định có phải thống nhất không?

Nếu ý bạn có hỏi về việc xác lập hiện trạng sử dụng đất xem xét, xác định loại đất có cần thiết phải giống như nguồn gốc của thửa đất hay không thì chúng tôi xin tư vấn như sau: nguồn gốc của thửa đất và hiện trạng sử dụng đất có thể không giống nhau; sự khác nhau phụ thuộc vào đất có căn cứ để xác định loại đất sử dụng hay chưa? Người sử dụng đất có sử dụng đúng mục đích đất được ghi nhận trong giấy tờ luật định làm căn cứ xác định loại đất sử dụng hay không? trường hợp thửa đất không có giấy tờ xác định loại đất thì phải căn cứ theo quy định tại nghị định 43/2014/NĐ- CP và nghị định 01/2017/NĐ- CP mà chúng tôi nêu ở trên…Bên cạnh đó, hồ sơ hiện trạng sử dụng đất được ghi nhận giống như một bản rà soát việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất có đúng với giấy tờ đã được cấp không hoặc nếu chưa được cấp giấy chứng nhận thì hiện tại thửa đất đó đang được sử dụng với mục đích gì
=>Do đó mà, hiện trạng sử dụng đất và nguồn gốc đất có thể không giống nhau.

1/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm