Chào Luật sư X, tôi là giám đốc công ty TNHH chuyên về sản xuất các mặt hàng về nông sản, tuy nhiên đơn hàng đợt này của công ty tôi với công ty đối tác bị chậm trễ do lỗi ở một số khâu chuẩn bị vì thế công ty đối tác đã yêu cầu đơn phương hủy hợp đồng, điều này sẽ gây tổn thất rất lớn cho công ty tôi. Nên tôi muốn thuê luật sư để thương lượng giải quyết tranh chấp về hợp đồng trên. Vậy vai trò của luật sư trong thương lượng giải quyết tranh chấp là gì? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé nhé.
Thương lượng là gì?
Thương lượng hình các hình thức giải quyết khi có tranh chấp giữa các bên xảy ra, chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế. Thay bằng việc nhờ đến sự can thiệp của bên thứ ba như Tòa án hay Trọng tài, thì các bên xảy ra tranh chấp sẽ cùng nhau tự thỏa thuận, bàn bạc để giải quyết các vấn đề đang gặp tranh chấp
Đây là phương thực được thực hiện chủ yếu dựa vào sự tự nguyện, thiện chí của các bên, không bị ép buộc bởi bất cứ điều gì
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng phương thức này chỉ được áp dụng đối với những loại tranh chấp mà có giá trị tài sản tranh chấp nhỏ, lợi ích xung đột không đáng kể và chỉ được áp dụng khi các bên thực có thiện chí thương lượng
Mục đích thương lượng
- Vì thương lương là biện pháp được áp dụng khi có các tranh chấp xảy ra nên mục đích quan trọng nhất của thương lượng đó chính là giải quyết được tranh chấp đang xảy ra giữa các bên
Việc sử dụng biện pháp thương lượng thể hiện được việc các bên chủ thể đang xảy ra tranh chấp đều có thiện chí giải quyết trong hòa bình, không muốn vấn đề phát sinh phức tạp.
Thương lượng giúp cho các bên xảy ra tranh chấp được trình bày các quan điểm, suy nghĩ của mình, đưa ra được những mong muốn, yêu cầu, phương hướng giải quyết vấn đề.
Việc dùng biện pháp thương lượng để giải quyết tranh chấp còn giúp cho tranh chấp được giải quyết mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác sau này của các chủ thể.
- Thương lượng nhằm dẫn đến mục đích chính là các bên đều thống nhất ý chí đối với các biện pháp được đưa ra để giải quyết vấn đề;
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác hài hòa, thiện chí.
Vai trò của thương lượng trong tranh chấp
- Vai trò quan trọng nhất của thương lượng trong tranh chấp là giúp giải quyết được tranh chấp mà không cần sự can thiệp của của Tòa án hay các cơ quan giải quyết tranh chấp khác theo quy định của pháp luật
- Giúp giải quyết được tranh chấp mà không làm ảnh hưởng đến uy tín khả năng học tác sau này của các bên tranh chấp
- Giúp cho các bên thể hiện được ý kiến của tổ chức mình
- Thương lượng giúp cho các bên đều bảo được sự công bằng trong việc thực hiện quyền và lợi ích của mình, tránh tình trạng xảy ra “bất công”, phải phụ thuộc vào ý kiến và quyết định của bên chủ thể còn lại
Tuy thương lượng có vai trò và những ưu điểm không thể phủ nhận được, nhưng nó vẫn luôn tồn tại nhiều điểm hạn chế khiến cho biện pháp này chỉ có thể được áp dụng cho các tranh chấp có giá trị nhỏ, cụ thể như:
- Do thương lượng là kết quả của quá trình đàm phán, đóng góp ý kiến, quan điểm của các chủ thể, vì vậy đối với những tranh chấp diễn ra giữa nhiều chủ thể thì việc tìm ra được tiếng nói chung là rất khó, không thể thỏa mãn được mong muốn của tất cả các chủ thể
- Tiếp đó, không thể sử dụng trong có tranh chấp có giá trị tài sản lớn, do khi đó phần lợi ích bị ảnh hưởng của các bên chủ thể cũng là rất lớn, các bên đều muốn quyền lợi của mình được nhiều hơn, khi đó việc thương lượng sẽ không đưa ra được kết quả
- Việc thương lượng không thể thỏa mãn được lợi ích, mong muốn của các bên tranh chấp một cách tuyệt đối như khi giải quyết thông qua bên thứ ba
Vai trò của Luật sư trong thương lượng giải quyết tranh chấp, trong hướng dẫn giải quyết
Tùy theo vụ, việc thì thời điểm thuê Luật sư sẽ khác nhau. Tuy nhiên nên cân nhắc sao cho Luật sư vào cuộc có thể nắm bắt và giải quyết được trọn vẹn nội dung việc của mình, tất cả nên chủ động tránh bị động làm cho vụ, việc càng thêm rối. Ví dụ như: Đối với vụ, việc phát sinh thường xuyên như việc giao dịch, ký hợp đồng làm ăn với đối tác của công ty hay cá nhân: Bạn nên tham khảo hoặc có Luật sư riêng để kịp thời tham vấn ngay từ đầu để có cái nhìn thông suốt hơn. Như vậy không những giúp tăng hiệu quả của công việc mà còn giảm thiểu rủi ro tổn thất cho công việc làm ăn của mình; Đối với các vụ, việc phát sinh thường nhật hàng ngày như các giao dịch dân sự hay hôn nhân gia đình,… bạn cũng nên có sự tư vấn thường xuyên của Luật sư trước mỗi vụ, việc đó để đảm bảo duy trì mối quan hệ và tăng hiệu quả công việc; Đối với các vụ, việc tranh chấp phát sinh mang tính chất dân sự như: Tranh chấp đất đai, bồi thường đền bù đất đai, tranh chấp tài sản hoặc quyền nuôi con trong ly hôn, thừa kế, vay nợ, lao động, tranh chấp về tài sản… bạn nên tìm hến sự tư vấn của Luật sư khi cảm thấy vụ, việc đi vào hướng bất lợi cho mình, mình bị thiệt hại hoặc việc không như mong muốn. Như vậy Luật sư vào cuộc sẽ tư vấn chi tiết và phân tích thiệt hơn về vụ, việc cho bạn dựa trên các căn cứ pháp lý. Từ đó bạn có quyết định sáng suốt hơn cho hướng đi của vụ, việc. Khi quyết định hướng giải quyết Luật sư có thể vào cuộc cùng bạn, đại diện bạn đàm phán cùng bên kia, bảo vệ quyền lợi tại Tòa án. Đối với những vụ việc mang tính chất thủ tục, hành chính, dân sự như: Các giao dịch mua bán tài sản như nhà, đất hay tài sản hữu hình khác… quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, bản quyền hay các tài sản vô hình khác,… : Bạn có thể thuê Luật sư khi có dự định và chuẩn bị thực hiện. Luật sư sẽ tư vấn cho bạn các vấn đề pháp lý liên quan, kiểm tra tình trạng của tài sản giao dịch như quyền sở hữu,… Từ đó đảm bảo giao dịch của bạn có hiệu lực pháp lý tránh các tổn thất không đáng có. Còn với các thủ tục hành chính như: Thành lập mới, thêm bớt các nội dung liên quan đến Luật doanh nghiệp hay đầu tư tài chính, đầu tư nước ngoài,… Luật sư sẽ tư vấn cho bạn các vấn đề liên quan, từ đó bạn lựa chọn hướng đi thích hợp, sau đó bạn có thể thuê dịch vụ trọn gói để Luật sư thực hiện công việc với cơ quan nhà nước, bạn chỉ cần ký hồ sơ và nhận kết quả. Thủ tục sẽ không bị kéo dài và hiệu quả đầu tư sẽ tăng; Khi vướng phải các vụ, việc mang tính chất hình sự nên liên hệ càng sớm càng tốt để Luật sư vào cuộc đảm bảo cho bạn các quyền lợi và giảm thiểu oan sai cũng như giải quyết việc nhanh chóng.
Tư vấn các phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng
Sau khi Khách hàng đã cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ liên quan đến tranh chấp, Luật sư sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích các cơ sở pháp lý và đưa ra tư vấn về phương án giải quyết tranh chấp. Mục đích nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Các nội dung tư vấn bao gồm:
- Tư vấn phương án hòa giải, thương lượng trong trường hợp còn khả năng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí
- Tư vấn các phương án nằm trong quyền của đương sự như thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thủ tục khiếu nại các quyết định trong quá trình chuẩn bị xét xử nhằm bảo vệ quyền lợi tối ưu cho thân chủ….
- Tư vấn thu thập tài liệu chứng cứ hỗ trợ quá trình giải quyết tranh chấp như: thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ, thủ tục định giá, giám định hàng hóa, thiệt hại….
- Tư vấn phương án tố tụng tại cơ quan giải quyết tranh chấp.
Soạn thảo văn bản, tài liệu nhằm phục vụ giải quyết vụ án
Các nội dung soạn thảo sẽ xuyên suốt đến khi tranh chấp được giải quyết xong, có thể kể đến như:
- Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn phản tố, đơn kháng cáo gửi tòa có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
- Soạn thảo đơn yêu cầu, đề nghị liên quan để thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- Soạn thảo bản khai, bản ý kiến, các văn bản khác theo đúng quy định.
- Soạn thảo bản luận cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại cơ quan giải quyết tranh chấp.
Thay mặt thân chủ tham gia giải quyết tranh chấp tại tòa án
Luật sư sẽ thực hiện các công việc cần thiết theo tiến trình tố tụng từ giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm, thực hiện các thủ tục hỏi, tranh luận, đọc bản luận cứ bảo vệ cho khách hàng tại phiên tòa sơ thẩm; tiến hành kháng cáo (nếu cần thiết); tham gia phiên tòa xét xử phúc thẩm.
Sau khi bản án/Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thì Luật sư sẽ đại diện khách hàng tiến hành các thủ tục yêu cầu thi hành án nhằm thu hồi tài sản/lợi ích về cho khách hàng
Tham gia với tư cách đại diện ủy quyền
- Tư vấn các quy định pháp luật về đại diện theo ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của. người ủy quyền và người được ủy quyền.
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh chấp của khách hàng.
- Tư vấn và đưa ra nhận định pháp lý, định hướng cho khách hàng để khởi kiện.
- Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án.
- Soạn thảo đơn khởi kiện.
- Nộp đơn khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền.
- Thu thập tài liệu chứng cứ để đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng.
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tham gia phiên hòa giải, phiên tòa tại Tòa án.
- Thông báo đầy đủ, kịp thời về quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
- Soạn thảo phương án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
- Đưa ra ý kiến, ký, nhận, khiếu nại, kiến nghị giải quyết vụ việc.
- Trực tiếp đưa ra các kiến nghị, trả lời, hỏi và đưa ra các yêu cầu.
Tham gia với tư cách luật sư – người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ
- Tiếp xúc, nghiên cứu hồ sơ, đề ra phương án bảo vệ thân chủ một cách tối ưu nhất.
- Cử luật sư tham gia tố tụng từ khi chuẩn bị khởi kiện hoặc ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng.
- Trực tiếp làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng, đề xuất, kiến nghị, yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các biện pháp tố tụng.
- Luật sư tranh tụng trực tiếp tham gia phiên tòa với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ở các cấp xét xử. Tham gia hỏi, tranh luận, phản biện… theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Xác minh, thu thập chứng cứ, hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Toà án. Nghiên cứu hồ sơ vụ án và tiếp cận, ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để phục vụ cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án gửi tới đương sự, tiến hành làm việc trực tiếp với Tòa án và chấp hành các quyết định của Toà án trong thời gian giải quyết vụ án.
- Luật sư đại diện đương sự tham gia việc hòa giải tại Tòa án, trong quá trình hòa giải, tiến hành thương lượng để giành quyền lợi cho khách hàng.
- Thực hiện kháng cáo bản án/quyết định nếu bản án/quyết định của tòa án không khách quan, xâm phạm đến quyền và lợi ích của thân chủ.
- Đưa ra lời khuyên, lời tư vấn tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cho thân chủ.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định ghi nhãn thực phẩm chức năng như thế nào?
- Mẫu đơn khiếu nại hàng xóm hát karaoke làm ồn mới 2022
- Khi nào phải bật xi nhan cho đúng khi tham gia lưu thông?
- Dừng xe có phải bật xi nhan không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Vai trò của luật sư trong thương lượng giải quyết tranh chấp là gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty cổ phần; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Khi đã quyết định áp dụng biện pháp này tức là sẽ chỉ có các bên xảy ra tranh chấp tự thỏa thuận, thống nhất với nhau mà không có sự can thiệp của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào khác không liên quan đến tranh chấp (bên thứ ba);
– Bản chất của thương lượng là quá trình thỏa thuận, bàn bạc. Trong quá trình này các bên sẽ đưa ra các quan điểm mang tính cá nhân của riêng tổ chức mình, những mong muốn, nguyện vọng hay ý kiến về cách giải quyết tranh chấp rồi từ đó sẽ cùng nhau thống nhất ý kiến chọn ra cách giải quyết phù hợp nhất và có lợi cho các bên tranh chấp
– Đây là biện pháp giải quyết mang tính đơn giản, tuy nhiên nó lại chỉ có thể thực hiện được khi các bên thực sự có thiện chí thì mới có thể cùng ngồi xuống giải quyết vấn đề
– Đây là việc chỉ diễn ra giữa các bên đang có tranh chấp nên pháp luật không có quy định nào về thời gian, địa điểm cụ thể diễn ra thương lượng, mà vấn đề này sẽ do các bên tự bàn bạc về thời gian và địa điểm phù hợp
* Thương lượng: Không được đảm bảo thi hành bởi cơ chế bắt buộc.
* Hòa giải: Uy tín bí mật kinh doanh vẫn bị ảnh hưởng, ngoài ra các bên còn tốn kém chi phí dịch vụ cho người thứ ba đứng ra hòa giải cho các bên.
1. Việc thương lượng để xác định thiệt hại được bồi thường và mức bồi thường được thực hiện trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ do người bị thiệt hại cung cấp và tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình xác minh thiệt hại của cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
2. Trường hợp hết thời hạn thương lượng mà người bị thiệt hại không ký vào biên bản thương lượng thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải lập biên bản có chữ ký của những người tham gia thương lượng khác về việc người bị thiệt hại cố ý không ký văn bản. Biên bản này là cơ sở để cơ quan có trách nhiệm bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường.
3. Biên bản thương lượng thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.