Nuôi con nuôi là việc một người đã trưởng thành (hoặc một cặp vợ chồng có quan hệ hôn nhân hợp pháp) nhận một hay nhiều trẻ em không do mình trực tiếp sinh ra làm con. Việc nhận nuôi con nuôi làm phát sinh quan hệ cha, mẹ – con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, tức là kể từ thời điểm nhận con nuôi, người nhận con nuôi có tư cách là cha, mẹ của trẻ em được nhận làm con nuôi.
Việc nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay được quy định cụ thể trong văn bản nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam dưới đây.
Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam
Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định: nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Cha, mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Quan hệ gia đình, quan hệ cha, mẹ con giữa người nhận nuôi con nuôi với người được nhận làm con nuôi được hình thành từ quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc và phải được nhà nước công nhận.
Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng là một trong những quyền cơ bản của trẻ em đã được pháp luật Việt Nam quy định trong nhiều văn bản pháp luật. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định: “trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” (Khoản 1 Điều 37). Bộ luật dân sự năm 2015 thừa nhận quyền nuôi con nuôi là một quyền tự do dân sự của cá nhân, Điều 39 của Bộ luật dân sự quy định: “Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình”. Khoản 2 Điều 24 của Luật trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.”.
Nhằm bảo đảm trẻ em có quyền có gia đình, có cha, có mẹ, được yêu thương chăm sóc, được sống trong tình cảm của cha, tình yêu của mẹ, được lớn lên trong bầu không khí gia đình, được trưởng thành dưới sự giáo dục, định hướng của cha, mẹ; đồng thời, bảo đảm quyền được làm cha, làm mẹ của một số người không may mắn trong cuộc sống (như người bị vô sinh, hiếm muộn, phụ nữ đơn thân hoặc người đã có con nhưng con bị bệnh hiểm nghèo, con bị chết và người đó không còn khả năng sinh con…), pháp luật Việt Nam đã công nhận quyền nuôi con nuôi và quyền được làm con nuôi là một trong những quyền con người, quyền công dân được pháp luật tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật.
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài (khoản 5 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010).
Việc nhận nuôi phải được thực hiện theo những nguyên tắc được nêu tại Điều 5 Luật Nuôi con nuôi với thứ tự ưu tiên:
– Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
– Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
Trong đó, chỉ được cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được người nhận nuôi ở trong nước.
Để được nhận trẻ Việt Nam làm con nuôi, cả người nước ngoài thường trú ở nước ngoài và người nước ngoài thường trú ở Việt Nam đều phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi gồm:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Có tư cách đạo đức tốt;
- Không thuộc các trường hợp: Đang chấp hành quyết định xử phạt hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Đang chấp hành hình phạt tù; Chưa được xóa án tích về một trong những tội như mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em…
Ngoài ra, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài còn phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật nước người đó thường trú.
Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi được quy định cụ thể tại Điều 9 Luật Nuôi con nuôi và hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi bởi Nghị định 24/2019/NĐ-CP):
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi;
- Nếu trẻ em có cơ sở nuôi dưỡng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.
Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Sở Tư pháp sẽ thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài.
Thủ tục khi người nước ngoài nhận con nuôi
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ của người nhận nuôi: 02 bộ
- – Đơn xin nhận con nuôi;
- – Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (Bản sao);
- – Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
- – Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
- – Văn bản xác nhận tình trạng sức khoẻ;
- – Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
- – Phiếu lý lịch tư pháp;
- – Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
- – Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh (nếu có).
Trong đó, hồ sơ của người nước ngoài nhận nuôi phải do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.
Hồ sơ của người được nhận nuôi: 03 bộ
- – Giấy khai sinh;
- – Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- – Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
- – Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;
- – Tài liệu chứng minh đã tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em nhưng không thành…
Những giấy tờ, tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp, lập hoặc xác nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng ở Việt Nam trừ trường hợp được miễn theo Điều ước quốc tế.
Bước 2: Kiểm tra, xác minh hồ sơ và xác nhận trẻ em có đủ điều kiện
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến (lập thành văn bản, có chữ ký, điểm chỉ của người được lấy ý kiến).
Sau khi kiểm tra, xác minh, nếu thấy trẻ em đủ điều kiện để làm con nuôi nước ngoài thì Sở Tư pháp xác nhận và gửi Bộ Tư pháp.
Bước 3: Bộ Tư pháp kiểm tra, chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, xử lý hồ sơ của người nhận con nuôi:
- – Hết thời hạn tìm gia đình thay thế cho trẻ em, nếu không được người trong nước nhận làm con nuôi thì chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp, nơi trẻ em thường trú để xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi.
- – Người nhận con nuôi đích danh: Chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định.
Bước 4: Quyết định cho trẻ em được nhận con nuôi nước ngoài
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
Sau khi có quyết định sẽ thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để làm thủ tục nhận con nuôi.
Người này phải có mặt ở Việt Nam trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo để trực tiếp nhận con nuôi.
Bước 5: Giao nhận con nuôi
Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và của đại diện Sở Tư pháp.
Sau đó, Bộ Tư pháp gửi quyết định này đến Bộ Ngoại giao để thông báo cho Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài về việc trẻ em được nhận làm con nuôi để thực hiện biện pháp bảo hộ trong trường hợp cần thiết.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam là văn bản“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, mẫu tạm ngừng kinh doanh, hợp thức hóa lãnh sự, xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, bảo hộ logo độc quyền, xin mã số thuế cá nhân, bảo hộ logo độc quyền, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin cấp phép bay flycam …của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định, các đối tượng được nhận làm con nuôi gồm:
– Trẻ em dưới 16 tuổi
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Ngoài ra, Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 cũng quy định nguyên tắc nhận nuôi con nuôi: Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Theo Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định, người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
+ Có tư cách đạo đức tốt.
– Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì chỉ cần đáp ứng các điều kiện:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
+ Không thuộc các trường hợp không được nhận con nuôi.
Theo Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định, những người không được nhận con nuôi gồm:
+ Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
+ Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
+ Đang chấp hành hình phạt tù;
+ Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.