Vay mua nhà thế chấp bằng chính căn nhà định mua

bởi Hữu Duy
Vay mua nhà thế chấp bằng chính căn nhà định mua

Hiện nay, việc vay tiền đang trở nên ngày càng phổ biến hơn cho những mục đích khác nhau như mua nhà, mua xe, đầu tư cho con cái học hành,… Khi chúng ta không đủ điều kiện về tài chính để mua một căn nhà hoặc không muốn trả hết một khoản tiền mua nhà trong một lúc thì chúng ta có thể lựa chọn vay mua nhà thế chấp bằng chính căn nhà định mua tại các ngân hàng. Vấn đề vay mua nhà thế chấp bằng chính căn nhà mua nghe có vẻ lạ lẫm nhưng trên thực tế lại là hình thức vay “rất phổ biến. Vậy lúc này, bạn cần chuẩn bị những thủ tục gì? Vay mua nhà thế chấp bằng chính căn nhà định mua như thế nào? Điều kiện vay thế chấp mua nhà là gì? Thủ tục cho vay thế chấp mua nhà bằng chính căn nhà định mua cụ thể ra sao? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé! Hy vọng bài viết sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức thú vị và hữu ích nhất.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015 

Thế chấp tài sản là gì?

Theo Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:

“Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

Như vậy, thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.

Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong thế chấp tài sản

Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp được quy định tại Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

Nghĩa vụ của bên thế chấp gồm:

– Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

– Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.

– Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

– Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

– Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

– Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.

– Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.

Quyền của bên thế chấp gồm:

– Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.

– Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

– Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

– Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

– Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

– Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp trong thế chấp tài sản

Đối với quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp được quy định tại Điều 322 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015, như sau:

“Điều 322. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

1. Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

2. Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 323. Quyền của bên nhận thế chấp

1. Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.

2. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.

3. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.

4. Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

6. Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

7. Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.”

Như vậy, bên nhận thế chấp cần thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi luật định như trên.

Vay mua nhà thế chấp bằng chính căn nhà định mua

Vay thế chấp mua nhà, sử dụng chính căn nhà định mua làm tài sản thế chấp với ngân hàng là hình thức vay phổ biến được nhiều người mua nhà hiện nay lựa chọn. Vậy người vay cần đáp ứng những điều kiện nào và cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Khác với vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo, hình thức vay thế chấp yêu cầu người vay phải có tài sản để thế chấp như nhà đất hay tài sản hữu hình nào đó. Hình thức này thường phù hợp với những khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn.

Ưu điểm của hình thức vay thế chấp là có thể vay khoản tiền lớn tùy vào giá trị của tài sản thế chấp với lãi suất thấp hơn vay tín chấp. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức vay này là thời gian xử lý hồ sơ khá lâu, người vay phải có tài sản thế chấp và có thể mất tài sản nếu không trả được nợ.

Vay thế chấp mua nhà bằng chính nhà mua là hình thức vay sử dụng tài sản thế chấp chính là ngôi nhà mà người vay ngân hàng tiến hành mua. Đây là hình thức vay được đa số khách hàng chọn lựa khi vay mua nhà thế chấp ngân hàng hiện nay. 

Ngân hàng sẽ thẩm định giá trị ngôi nhà, thu nhập của người vay để quyết định tổng mức cho vay, thời gian vay cũng như mức trả theo định kỳ. Mức cho vay có thể lên đến 70-90% giá trị căn nhà với thời gian vay lên tới 15-35 năm.

Có 2 trường hợp xảy ra khi vay thế chấp mua nhà bằng chính căn nhà dự định mua.

Trường hợp mua chung cư: Người vay có thể thế chấp bằng hợp đồng mua bán căn hộ tại ngân hàng có liên kết hoặc hợp tác với dự án.

Trường hợp mua nhà đất: Tài sản phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi đó, ngân hàng sẽ làm cam kết 3 bên (người mua, người bán, ngân hàng) về việc thanh toán tiền mua nhà và thanh toán tiền nợ vay nhằm đảm bảo số tiền vay được sử dụng đúng mục đích, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho khoản vay.

Vay mua nhà thế chấp bằng chính căn nhà định mua
Vay mua nhà thế chấp bằng chính căn nhà định mua

Điều kiện vay thế chấp mua nhà

Để quyết định có cho vay hay không, ngân hàng thường rất cẩn trọng khi xét duyệt hồ sơ. Khi muốn vay thế chấp bất động sản, người vay và tài sản thế chấp phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện mà ngân hàng đưa ra. Cụ thể:

Điều kiện đối với người vay:

– Là công dân nước Việt Nam

– Nằm trong độ tuổi từ 22 đến 65 đối với nam và đến 60 đối với nữ

– Có sổ hộ khẩu thường trú tạm trú/xác nhận tạm trú

– Lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu

– Không nằm trong nhóm đối tượng tội phạm hay các danh sách đen (khủng bố, rửa tiền…)

– Có thu nhập tối thiểu theo yêu cầu của từng ngân hàng

Điều kiện đối với tài sản thế chấp:

– Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay, có đầy đủ giấy tờ pháp lý rõ ràng, không tẩy xóa, không rách, các trang bổ sung phải được đóng dấu giáp lai

– Đáp ứng các điều kiện vay của ngân hàng (về diện tích, giá trị tối thiểu…)

– Không vướng tranh chấp, không nằm trong diện quy hoạch

– Tài sản được cho là thế chấp hợp lệ khi được người vay đăng ký thế chấp tại cơ quan chức năng có thẩm quyền

Thủ tục cho vay thế chấp mua nhà bằng chính căn nhà định mua

Khách hàng muốn vay mua nhà thế chấp bằng chính nhà mua sẽ làm thủ tục vay vốn từ ngân hàng. Các loại giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

Hồ sơ pháp lý: CMND không quá 15 năm kể từ ngày cấpSổ hộ khẩu hoặc Giấy đăng ký tạm trúGiấy xác nhận độc thân hoặc đăng ký kết hôn.

Hồ sơ tài chính:

Đối với chủ hộ kinh doanh: Đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận mã số thuế 6-12 tháng trở lên; Hóa đơn bán lẻ (nếu có); Sổ sách ghi chép bán hàng.

Đối với người làm công ăn lương: Hợp đồng lao động; Sao kê tài khoản trả lương; Giấy tờ chứng minh các nguồn thu nhập khác.

Hồ sơ tài sản bảo đảm và chứng minh mục đích sử dụng vốn: Sổ hồng, sổ đỏ; Hợp đồng mua bán căn hộ, nhà ở; Tờ khai lệ phí trước bạGiấy tờ, hóa đơn về việc đặt cọc, thanh toán.

Sau khi hồ sơ đã hoàn thiện đầy đủ, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định, xét duyệt để quyết định có đồng ý cho vay hay không. Trong trường hợp cho vay, ngân hàng sẽ hẹn khách hàng công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo, đăng ký thế chấp, sau đó giải ngân cho khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Vay mua nhà thế chấp bằng chính căn nhà định mua“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến vấn đề tư vấn pháp lý về vấn đề soạn thảo giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102. để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Những khó khăn hay gặp phải khi thế chấp chính bất động sản dự định mua là gì?

Ngay từ lần đầu tiên lựa chọn căn nhà ưng ý hoặc bất động sản ưng ý
Nên xin một bản photo đầy đủ các trang của giấy chứng nhận…để thuận tiện giao dịch hồ sơ. Có thể đặt cọc trước 1 số tiền nhỏ, hoặc không cần phải đặt cọc trước vội mà đem ngay bản photo về và tiến hành làm hồ sơ vay ngân hàng ngay lập tức.
Nên tiến hành làm thủ tục hồ sơ vay thế chấp trước
Để chắc chắn có được thông báo phê duyệt, chắc chắn được ngân hàng cho vay rồi mới tiến hành đặt cọc để tránh áp lực lo sợ mất tiền cọc nhà, đất…
Sau đó nếu bạn muốn thay đổi một số vấn đề như : Số tiền vay, giải ngân ngay khi công chứng hoặc giải ngân sau khi đã sang tên, hoặc các vấn đề khác thì có thể thương lượng với ngân hàng ngay sau khi có thông báo phê duyệt, không đáng lo ngại vì đã có thông báo phê duyệt rồi.
Khi tiến hành làm hồ sơ vay ngân hàng đừng do dự, đắn đo
Lo lắng không đủ giấy tờ, bổ sung hồ sơ lắc nhắc, nhiều lần làm mất thời gian, chậm trễ mà không tiến hành làm hồ sơ, thủ tục vay ngân hàng, khiến bạn mất đi cơ hội mua nhà giá rẻ, ưng ý… Bạn nên biết cách cung cấp các hồ sơ trọng yếu cho ngân hàng trước (VD như : CMND, các giấy tờ chứng minh thu nhập…)
Những giấy tờ không trọng yếu như: Giấy xác nhận độc thân (giấy xác nhận tình trạng hôn nhân)… có thể bổ sung sau khi đã có kết quả đồng ý cho vay của ngân hàng hoặc cung cấp bổ sung lúc đi công chứng mà không ảnh hưởng gì đến thủ tục làm hồ sơ vay ngân hàng.

Những lưu ý cần nắm rõ khi vay thế chấp ngân hàng để mua nhà là gì?

– Lãi suất vay Ngân hàng
Công thức tính lãi suất khi vay sẽ được tính như sau:
Tiền lãi = (Số dư thực tế × Số ngày duy trì thực tế × Lãi suất tính lãi)/365
– Chọn thời hạn vay hợp lý
Thông thường, với những gói vay ngắn hạn ngân hàng sẽ khó khăn hơn trong duyệt khoản vay. Đồng thời, số tiền trả mỗi tháng nếu vay ngắn hạn sẽ khá áp lực. Chính vì vậy mà trước khi vay mua nhà thế chấp ngân hàng bằng chính căn nhà mua cần cân nhắc vay thời hạn tầm 5 năm (trên mức dài hạn) để đảm bảo thuận lợi cho cả hai bên.
– Phí phạt trả trước hạn
2-3% là phần phí thường bạn phải chịu khi trả tiền trước hạn. Để tránh mất thêm một số tiền, chúng tôi khuyên bạn nên suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định
– Đọc kỹ hợp đồng trước khi ký kết
Hợp đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì vậy bạn cần hết sức chú ý. Trước khi ký kết hợp đồng, khách hàng cần đọc kỹ và tìm hiểu một số thắc mắc để tránh được một số rủi ro không đáng có

Quy trình vay thế chấp để mua nhà tại các ngân hàng ra sao?

Bước 1: Khách hàng chuẩn bị và cung cấp đầy đủ hồ sơ vay cần thiết nêu trên.
Bước 2: Dựa trên các thông tin mà khách hàng đã cung cấp, bên ngân hàng sẽ tiến hành các bước thẩm định thông qua những yếu tố cụ thể bao gồm: giá trị, lịch sử tín dụng, chứng minh thu nhập, thẩm định nơi ở/kinh doanh. Ở bước này, sau khi đã kiểm duyệt toàn bộ thông tin đầy đủ và hoàn thiện các ngân hàng sẽ làm việc, tiến hành khâu thẩm định, xét duyệt trước khi đưa ra quyết định có đồng ý cho vay hay không. Khâu này được gọi là ngân hàng thẩm định hồ sơ.
Bước 3: Khoản vay được ngân hàng phê duyệt. Sau khi tiến hành các hoạt động thẩm định nếu hồ sơ đáp ứng đủ yếu tố theo yêu cầu đã đưa ra, ngân hàng sẽ phê duyệt khoản vay của khách hàng và tiến hành giai đoạn tiếp theo trong quy trình.
Có thể hiểu rằng nếu như hồ sơ của bạn đã đảm bảo yêu cầu và qua được khâu kiểm duyệt của ngân hàng, thì đơn vị ngân hàng sẽ quyết định cho vay, ngân hàng hẹn khách hàng đi công chứng, tiến hành đăng ký giao dịch đảm bảo, đăng ký thế chấp và sau đó là bước cuối cùng.
Bước 4: Giải ngân số tiền vay. Sau khi khách hàng đã tiến hành công chứng hợp đồng, bạn sẽ cung cấp hợp đồng cho ngân hàng và các đơn vị ngân hàng tiếp nhận sẽ tiến hành giải ngân.

Lãi suất vay thế chấp để mua nhà tại các ngân hàng như thế nào?

Trên thực tế có thể thấy mức lãi suất mà mỗi ngân hàng đưa ra là hoàn toàn khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Với mỗi ngân hàng, tùy thuộc vào chính sách mà mức lại suất sẽ có sự chênh lệch. Điều này đòi hỏi khách hàng trước khi lựa chọn được đơn vị đồng hành uy tín nhất cần dành thời gian tìm hiểu về các ngân hàng cũng như lãi suất mà từng đơn vị đưa ra.
Để có thêm thông tin về lãi suất của từng ngân hàng, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp ngân hàng, thông qua các website cũng như những người có kinh nghiệm đã sử dụng dịch vụ này của ngân hàng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm