Xin chào Luật sư, hiện nay tôi thấy có khá nhiều sự thay đổi trong cách tính lương hưu của quy định cũ và quy định mới. Bố tôi vừa bước qua tuổi có thể đủ điều kiện để tính lương hưu. Nhưng do bố tôi hoạt động tại cơ quan về khai thác khoáng sản nên tiền lương cũng có sự biến động mạnh qua nhiều năm. Tôi có thử tính nhưng đều không ra nên tôi muốn xem cách tính lương hưu mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp thêm về vấn đề này.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Ví dụ cách tính lương hưu theo quy định hiện hành” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Lương hưu được tính thế nào?
Bảo hiểm xã hội hiện nay đã trở thành loại hình bảo hiểm được rất nhiều người tham gia và được sự ủng hộ lớn của người lao động. Khác với bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xã hội bảo vệ và hỗ trợ những ngươi lao động về nhiều mặt trong cuộc sống. Với khoản tiền bỏ ra mỗi tháng bạn có thể có được sự đảm bảo của bảo hiểm xã hội đến khi về già. Chính vì vậy số lượng người tham gia và có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội hiện nay ngày càng cao.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, việc tính lương hưu đối với người nghỉ hưu tham gia BHXH bắt buộc được thực hiện theo công thức sau:
Mức lương hưu hàng tháng | = | Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng | X | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
Thành phần tính lương hưu ra sao?
Lương hưu là khoản tiền bạn sẽ nhận được hàng tháng sau khi bạn đã đủ điều kiện. Việc nhận lương hưu có thể được diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhiều người hiện nay dù nhận lương hưu hàng tháng nhưng vẫn không biết cách tính mức lương hưu của mình như thế nào. Với công thức ở trên của chúng tôi có thể hỗ trợ bạn tính được mức lương hưu chính xác hiện nay. Nhưng có những thàh phần tính lương hưu sẽ có đơn vị khác so với đơn vị thông thường. Hãy tham khảo về thành phần tính lương hưu dưới đây.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:
Năm nghỉ hưu | Tỷ lệ hưởng lương hưu | Số năm đóng BHXH tương ứng | Tỷ lệ cộng thêm |
Từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018 | 45% | 15 năm | Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ. |
Từ ngày 01/01/2018 trở đi | 45% | – Lao động nữ: 15 năm- Lao động nam:+ 16 năm nếu nghỉ hưu năm 2018;+ 17 năm nếu nghỉ hưu năm 2019;+ 18 năm nếu nghỉ hưu năm 2020;+19 năm nếu nghỉ hưu năm 2021;+ 20 năm nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi. | Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%. |
Trong đó:
– Mức tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75%.
– Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
– Trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
(2) Mức lương bình quân đóng BHXH
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần quy định tại Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
Như vậy, công thức tính lương hưu được thực hiện theo nội dung nêu trên.
>>> Xem thêm: thủ tục thành lập công ty mua bán nợ
Ví dụ cách tính lương hưu theo quy định hiện hành
Việc tính lương hưu sẽ là việc tính toán dựa trên một quá trình nên nhiều người khi tính lương hưu có thể chưa chắc chắn hoặc chưa thực sự tính đúng. Với mỗi người thì việc tính lương hưu là khác nhau do mức đóng bảo hiểm cũng như số năm tham gia bảo hiểm là khác nhau. Để có cái nhìn rõ nét hơn hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để cùng tìm hiểu những ví dụ về việc tính lương hưu hiện nay.
Căn cứ Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH. Dưới đây là một vài ví dụ cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn:
Ví dụ 1:
Bà G nghỉ hưu năm 2023, có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Tỷ lệ hưởng lương hưu tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20 là 04 năm, tính thêm 2% cho mỗi năm: 04 x 2% = 8%
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu của bà G là 45% + 8% = 53%.
Ví dụ 2:
Bà A 53 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 26 năm 04 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/6/2016. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, tính thêm: 11 x 3% = 33%;
- 04 tháng được tính là 1/2 năm, tính thêm: 0,5 x 3% = 1,5%
- Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 33% + 1,5% = 79,5% (chỉ tính tối đa bằng 75%);
- Bà A nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 2 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2 x 2% = 4%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% – 4% = 71%
Ví dụ 3:
Bà K làm việc trong điều kiện lao động bình thường bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 4/2021 khi đủ 50 tuổi 5 tháng, có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 26% = 71%;
- Tại thời điểm nghỉ hưu bà K 50 tuổi 5 tháng (thời gian nghỉ hưu trước tuổi 55 tuổi 4 tháng là 4 năm 11 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 9% (4 x 2%+ 1% = 9%);
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà K sẽ là 71% – 9% = 62%.
Ví dụ 4:
Ông Q sinh ngày 14/01/1967, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/11/2021 với thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 34 năm, trong đó có 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông Q được tính như sau:
- 19 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 20 đến năm thứ 34 là 15 năm, tính thêm: 15 x 2% = 30%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 30% = 75%;
- Tại thời điểm nghỉ hưu, ông Q 54 tuổi 9 tháng 17 ngày, thời gian nghỉ hưu trước tuổi (55 tuổi 3 tháng) là dưới 6 tháng nên không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông Q là 75%.
Ví dụ cách tính lương hưu như thế nào?
Dưới đây là một vài ví dụ cách tính lương hưu như sau:
Ví dụ 1:
Bà Q nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí từ tháng 5/2022, có đủ 15 năm đóng BHXH.
Diễn biến tiền lương tháng đóng BHXH trong 10 năm trước khi nghỉ việc của bà Q như sau:
- 2 năm đầu: 8.000.000 đồng/tháng
- 4 năm tiếp theo: 10.000.000 đồng/tháng
- 4 năm cuối: 13.000.000 đồng/tháng.
Như vậy:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà Q là 45%;
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:
[(8.000.000 đồngx24 tháng)+ (10.000.000 đồngx48 tháng) + (13.000.000 đồngx48 tháng)] / 120 tháng
= 10.800.000 đồng/tháng.
- Lương hưu hằng tháng của bà Q là:
10.800.000 đồng x 45% = 4.860.000 đồng/tháng.
Ví dụ 2:
Ông H, là Chánh Văn phòng Bộ, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2016; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 30 năm. Trước khi chuyển sang làm Chánh Văn phòng Bộ, ông H là kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân, có 14 năm được tính thâm niên nghề với hệ số lương là 5,08. Ông H có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng).
- Từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2014 = 36 tháng, hệ số lương là 6,2:
1.150.000 đồng x 6,2 x 36 tháng = 256.680.000 đồng.
- Từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2016 = 24 tháng, hệ số lương là 6,56:
1.150.000 đồng x 6,56 x 24 tháng = 181.056.000 đồng.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu của ông H là:
[(256.680.000 đồng + 181.056.000 đồng) / 60 tháng] = 7.295.600 đồng/tháng.
- Phụ cấp thâm niên nghề của ông H trước khi chuyển sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được cộng vào mức bình quân tiền lương tháng làm cơ sở tính lương hưu như sau:
Ông H có hệ số lương trước khi chuyển sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bằng 5,08; phụ cấp thâm niên nghề được tính là 14%:
1.150.000 đồng x 5,08 x 14% = 817.880 đồng.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu là:
7.295.600 đồng + 817.880 đồng = 8.113.480 đồng.
- Lương hưu hằng tháng của ông H là:
8.113.480 đồng x 75% = 6.085.110 đồng/tháng.
Ví dụ 3:
Ông M nguyên là công chức Hải quan, chuyển sang làm kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2016; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 27 năm, trong đó 11 năm được tính thâm niên nhà giáo, 16 năm thâm niên ngành kiểm sát. Ông M có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng).
- Từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2014 = 36 tháng, hệ số lương là 5,76; thâm niên nghề là 25 %:
1.150.000 đồng x 5,76 x 1,25 x 36 tháng = 298.080.000 đồng.
- Từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2016 = 24 tháng, hệ số lương là 6,10; thâm niên nghề là 27 %:
1.150.000 đồng x 6,10 x 1,27 x 24 tháng = 213.817.200 đồng.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu của ông M là:
(359.931.600 đồng + 256.365.360 đồng) / 60 tháng = 8.531.620 đồng/tháng.
- Lương hưu hằng tháng của ông M là:
8.531.620 đồng/tháng x 69% = 5.886.818 đồng/tháng.
Ví dụ 4:
Ông P, nguyên là công chức Hải quan, có 27 năm được tính thâm niên nghề, tháng 4/2013 chuyển sang làm Chuyên viên thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2016; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 30 năm. Ông P có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội một số năm cuối trước khi nghỉ hưu như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng).
- Từ tháng 4/2008 đến tháng 3/2010 = 24 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề được tính là 24%;
- Từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2013 = 36 tháng, hệ số lương là 6,56, phụ cấp thâm niên nghề được tính là 27%;
- Từ tháng 4/2013 đến tháng 3/2016 = 36 tháng, hệ số lương là 6,92, không có phụ cấp thâm niên.
Trường hợp ông P mức lương hưu tính theo số năm cuối trước khi nghỉ hưu thấp hơn so với mức lương hưu tính theo số năm trước đó có hưởng phụ cấp thâm niên. Do vậy, mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu của ông P được tính như sau:
- Từ tháng 4/2008 đến tháng 3/2010 = 24 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề được tính là 24%:
1.150.000 đồng x 6,56 x 24 tháng x 1,24 = 212.188.800 đồng.
- Từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2013 = 36 tháng, hệ số lương là 6,56, phụ cấp thâm niên nghề được tính là 27%:
1.150.000 đồng x 6,56 x 36 tháng x 1,27 = 344.911.680 đồng.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu của ông P là:
(212.188.800 đồng + 344.911.680 đồng) / 60 tháng = 9.285.008 đồng/tháng.
- Lương hưu hằng tháng của ông P là:
9.285.008 đồng x 75% = 6.963.756 đồng/tháng
Mời bạn xem thêm
- Những mặt hàng không cần hóa đơn đầu vào là gì?
- Mẫu giấy ủy quyền cho tặng xe máy mới năm 2024
- Tỷ giá hối đoái là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Ví dụ cách tính lương hưu theo quy định hiện hành“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) thì năm 2023 điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
– Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, đối với lao động nam từ đủ 60 tuổi 9 tháng và lao động nữ từ đủ 56 tuổi.
Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP) quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ tính tương ứng với số năm tham gia BHXH. Trong đó, tỷ lệ hưởng tối thiểu là 45% và tối đa là 75%.
Cụ thể, nếu người lao động bắt đầu nghỉ hưu từ năm 2023, tỷ lệ hưởng được tính như sau:
– Với lao động nam: tham gia BHXH đủ 20 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.
– Với lao động nữ: tham gia BHXH đủ 15 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.