Vi phạm kỷ luật là hành vi xâm phạm tới các quan hệ gì?

bởi Tình
Vi phạm kỷ luật là hành vi xâm phạm tới các quan hệ

Xin chào LSX, em có vấn đề thắc mắc như sau: Em hiện đang là sinh viên năm hai, chuyên khoa Luật tại Học viện Thanh thiếu niên. Hiện tại, em đang học đến Bộ môn Luật Lao động, em cảm thấy đây là một bộ môn rất bổ ích vì nó gắn liền với thực tế. Tuy nhiên, vẫn có nhiều chỗ khiến em khó hiểu, chẳng hạn như: Kỷ luật là cụm từ không còn xa lạ gì đối với mọi người, việc vi phạm kỷ luật có thể hiểu như các thành viên có hành vi trái với nội quy trong một môi trường nhất định. Vậy, Luật sư có thể giải đáp giúp em thắc mắc: Vi phạm kỷ luật là hành vi xâm phạm tới điều gì? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Em xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới chúng tôi. Mời các bạn đón đọc bài viết “Vi phạm kỷ luật là hành vi xâm phạm tới các quan hệ” dưới đây của LSX để có thêm thông tin chi tiết.

Hiểu như thế nào là vi phạm kỷ luật?

Kỷ luật là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với người dân. Hầu hết tại mọi công ty, doanh nghiệp hay trường học đều có quy định về nội quy, kỷ luật. Những hành vi xâm phạm tới kỷ luật có thể hiểu là vi phạm kỷ luật. Tuy nhiên, để hiểu sâu hơn về khái niệm vi phạm kỷ luật, LSX mời bạn đọc nội dung dưới đây.

Kỷ luật là những quy tắc, quy định chung, quy tắc xử sự chung. Mang đến sự tuân thủ thực hiện khi tham gia vào tổ chức. Các vi phạm được thực hiện khi làm khác, làm trái. Không mang đến các ổn định, trật tự và thống nhất chung.

Vi phạm kỷ luật được hiểu là hành vi vi phạm những quy tắc, quy định chung. Được đặt ra và thống nhất thực hiện tại một môi trường nhất định. Đảm bảo mang đến các lợi ích tiếp cận hiệu quả của tập thể. Với công cụ được xác định quy định, nội quy mà thành viên cần tuân thủ.

Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể. Được xác định trong thống nhất các nguyên tắc chung cần biết và không được phá vỡ.

Cá nhân thực hiện với tính chất trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức để mang đến các lợi ích riêng, không đảm bảo trật tự quản lý đề ra. Tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.

Các hình thức xử lý kỷ luật hiện nay

Hiện nay, kỷ luật có những hình thức xử lý nhất định. Các hình thức kỷ luật này được xác định trong mức độ, hậu quả của hành vi. Tùy theo tính chất nhất định trong vi phạm để căn cứ thực hiện hình thức nhất định. Căn cứ Điều 124 Bộ luật lao động năm 2019, có 4 hình thức xử lý kỷ luật lao động, gồm:

” Điều 124. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

1. Khiến trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

3. Cách chức.

4. Sa thải.”

Như vậy, các hình thức xử lý thực hiện từ mức độ nhẹ đến nặng. Trong đó, có tác động đến tiền và lợi ích vật chất. Đến các quyền và lợi ích bị hạn chế, và nặng nhất là sa thải. 

Vi phạm kỷ luật là hành vi xâm phạm tới các quan hệ

Chắc hẳn cũng có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề vi phạm kỷ luật là hành vi xâm phạm tới điều gì? Để giải đáp cho câu hỏi đó, LSX sẽ cung cấp, phân tích kĩ hơn về nội dung này. Việc vi phạm kỷ luật là hành vi xâm phạm tới các quan hệ lao động và công vụ nhà nước. Mời các độc giả đón đọc.

Vì kỷ luật đặt ra là nhằm điều chỉnh, quản lý các quan hệ trong một môi trường cụ thể, nhằm tạo ra kết quả tốt nhất. Chính vì vậy mà việc vi phạm kỷ luật có để lại những hậu quả như: Không hoàn thành được mục tiêu chung mà tập thể đã đặt ra, gây ảnh hưởng đến kết quả chung; bản thân cá nhân vi phạm kỷ luật sẽ mất đi nhiều cơ hội trong môi trường làm việc, có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định đã đặt ra. Chính vì vậy mà việc tuân thủ kỷ luật là một trong những điều mà mỗi chúng ta cần cố gắng đặt được để công việc được thuận lợi hơn.

Vi phạm kỉ luật lao động

Kỷ luật lao động bởi nó là vấn đề hiện hữu trong quan hệ lao động mà bất kỳ ai trong chúng ta đều dễ dàng bắt gặp. Căn cứ Bộ luật Lao động 2019, vấn đề này được quy định như sau:

  • Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
  • Vi phạm kỷ luật lao động là việc thực hiện các hành vi vi phạm được người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Trường hợp có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì:

– Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

  • Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
  • Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
  • Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
  • Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

– Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

– Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

– Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:

  • Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
  • Đang bị tạm giữ, tạm giam;
  • Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
  • Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

– Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

– Các hình thức xử lý kỷ luật lao động gồm: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức, sa thải.

Khi có lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động được phép xử lý các hành vi vi phạm đó. Tuy nhiên trên thực tế không phải bất kỳ mọi trường hợp người sử dụng đều có thể xử lý vi phạm kỷ luật người lao động. Căn cứ theo khoản 4, 5 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định các trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

“ 4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.”

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật lao động, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hiệu xử lý kỷ luật.

Vi phạm kỷ luật là hành vi xâm phạm tới các quan hệ

Các trường hợp không được xử lý kỷ luật

Trong pháp luật Lao Động Việt Nam, có những trường hợp ngoại lệ không được áp dụng xử lý kỷ luật. Vậy, nếu bạn đọc quan tâm tới các trường hợp đó bao gồm những tình huống cụ thể nào thì LSX mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây. Hy vọng sẽ giúp đỡ bạn đọc giải đáp thắc mắc.

Khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động quy định, không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:

– Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.

– Đang bị tạm giữ, tạm giam.

– Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này như: Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…

– Lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.

– Không xử lý kỷ luật lao động đối với lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Vi phạm kỷ luật là hành vi xâm phạm tới các quan hệ” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ về luật tranh chấp ranh giới đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Quy định pháp luật về thời hiệu xử lý kỷ luật như thế nào?

Về thời hiệu, Điều 123 Bộ luật Lao động quy định:
– Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm. Nếu hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu là 12 tháng.
– Khi hết thời gian không được xử lý kỷ luật người lao động như trên, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện như thế nào?

Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm;
Bước 2: Thành lập Hội đồng kỷ luật;
Bước 3: Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp đặc biệt do luật định thì có thể không phải không cần tổ chức họp kiểm điểm và thành lập hội đồng kỷ luật.

Tính kỷ luật của cá nhân được thể hiện qua những vấn đề nào?

Tính kỷ luật của cá nhân được thể hiện qua những vấn đề như sau:
– Có khả năng làm chủ mọi hành vi nhận thức của mình theo khuôn khổ, mà không chịu chi phối từ bất kỳ một cá nhân nào bên ngoài.
– Người có tính kỷ luật sẽ tự đề ra mục tiêu cho mình để cố gắng phấn đấu, vươn lên dựa trên quy định kỷ luật đó.
– Tính kỷ luật thể hiện ở việc ý chí vững vàng, dù gặp khó khăn, gian nan, cũng quyết làm việc, sống theo kỷ luật, chứ không chọn con đường tắt, sai trái.
– Tính kỷ luật thể hiện từ những hành động nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày, dù chỉ là những tiểu tiết nhỏ nhưng không bao giờ vượt quá quy định kỷ luật.
– Tính kỷ luật của một người không phải là sự cứng nhắc, áp dụng một cách máy móc, mà từ những quy định kỷ luật đó có những sáng tạo, thực hiện mọi việc vì mục đích tốt nhất.
– Luôn tuân theo những quy định của nhà nước và pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm