Chào Luật sư, hôm qua khi đi chợ mua đồ ăn sáng cho gia đình tôi vô tình bắt gặp được cảnh công an và đội thị trường tiến hành xử phạt những người có hành vi vi phạm phạm vi chợ đã được quy hoạch trước đó. Điều này khiến tôi vô cùng bất ngờ vì tôi không nghĩ hành vi đó sẽ bị xử phạt. Chính vì thế, Luật sư có thể cho tôi hỏi vi phạm pháp luật trong phạm vi chợ bị xử phạt như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc vi phạm pháp luật trong phạm vi chợ bị xử phạt như thế nào?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Quyết định 772/2003/QĐ-BTM
Hình thức xử lý vi phạm chợ như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Quyết định 772/2003/QĐ-BTM quy định về xử lý các vi phạm tại chợ như sau:
Hình thức xử lý áp dụng chung cho các đối tượng vi phạm và/hoặc không tuân thủ Nội quy chợ.
– Bị đơn vị quản lý – khai thác chợ lập biên bản đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (như phạt cảnh cáo, phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm; tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề; và/hoặc bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả…) nếu việc xử lý vi phạm Nội quy chợ vượt thẩm quyền của đơn vị quản lý – khai thác chợ.
– Không cho vào trong phạm vi chợ (nếu xét thấy có thể gây nguy hiểm đến an ninh, trật tự, an toàn cho người và tài sản… trong phạm vi chợ).
– Không được vào chợ để thực hiện các hoạt động giao nhận hàng hóa, thi hành công vụ hay làm dịch vụ… hoặc phải hoàn toàn tự chịu trách nhiệm nếu không tuân thủ các quy định có liên quan trong Nội quy chợ.
– Ngoài ra, các đối tượng vi phạm còn có thể bị buộc phải thực hiện một hoặc các biện pháp để khắc phục hậu quả (như buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi hay thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả khác) do vi phạm Nội quy chợ gây ra và/hoặc bồi thường thiệt hại phát sinh theo quy định của pháp luật.
Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm chợ tại Việt Nam
Theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Quyết định 772/2003/QĐ-BTM quy định về xử lý các vi phạm tại chợ như sau:
Thẩm quyền xử lý vi phạm Nội quy chợ:
Thủ trưởng đơn vị quản lý – khai thác chợ được quyền:
– Quyết định việc áp dụng các hình thức và biện pháp xử lý các hành vi vi phạm Nội quy chợ như quy định tại khoản 3 Điều này;
– Quyết định việc có thông báo hay không thông báo công khai, hình thức và phạm vi thông báo việc xử lý vi phạm Nội quy chợ;
– Chỉ đạo việc lập và ký biên bản chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý đối hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi chợ và vi phạm Nội quy chợ vượt thẩm quyền của đơn vị quản lý – khai thác chợ.
Vi phạm pháp luật trong phạm vi chợ bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Quyết định 772/2003/QĐ-BTM quy định về xử lý các vi phạm tại chợ như sau:
– Cán bộ, nhân viên quản lý chợ, thương nhân kinh doanh thường xuyên, cố định và người kinh doanh không thường xuyên tại chợ, người đến chợ mua, bán, tham quan, thi hành công vụ… nếu vi phạm pháp luật trong phạm vi chợ và/hoặc Nội quy chợ, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật (xử lý về hành chính, nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy tố trước pháp luật) hoặc bị xử lý theo quy định của Nội quy chợ.
– Xử lý vi phạm pháp luật trong phạm vi chợ
- Đối với các hành vi vi phạm liên quan đến pháp luật Nhà nước, đơn vị quản lý – khai thác chợ có trách nhiệm lập biên bản và chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xử lý theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện thương nhân kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm… trong phạm vi chợ, đơn vị quản lý – khai thác chợ được quyền lập biên bản tạm giữ (hoặc niêm phong tại hiện trường) trong vòng 24 giờ, đồng thời liên hệ ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của đơn vị quản lý – khai thác chợ cũng như đến lợi ích của tổ chức, cá nhân khác… thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Xử phạt vi phạm nôi quy chợ sẽ ra sao?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Quyết định 772/2003/QĐ-BTM quy định về xử lý các vi phạm tại chợ như sau:
– Xử lý vi phạm Nội quy chợ
Các đối tượng vi phạm Nội quy chợ, tùy theo tính chất mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử lý (được thể hiện bằng văn bản, có hoặc không có thông báo công khai) sau đây:
- Đối với thương nhân kinh doanh tại chợ.
+ Phê bình, áp dụng trong trường hợp vi phạm lần đầu đối với hành vi vi phạm một trong các quy định thuộc các khoản hay điểm sau: khoản 3 Điều 1, điểm 4.4 và 4.5 khoản 4 Điều 2, khoản 3 Điều 3, khoản 3 Điều 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 9 Điều 6, điểm 1.2 khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều 7, Điều 8, khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 9, khoản 1 và 2 Điều 10.
- Cảnh cáo, áp dụng trong trường hợp:
+ Tái phạm lần đầu đối với vi phạm quy định ở điểm 3.1.1 khoản này;
+ Vi phạm lần đầu đối với hành vi vi phạm một trong các quy định thuộc các khoản hay điểm sau: khoản 2 (trừ điểm 2.2), điểm 4.1 và 4.2 khoản 4 Điều 2, khoản 1 và 2 Điều 3, khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 6; điểm 1.1 khoản 1 Điều 7, khoản 4 Điều 9;
+ Không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và/hoặc bồi thường thiệt hại khi bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Đình chỉ tối đa (7) ngày hoạt động kinh doanh tại điểm kinh doanh đang thuê, sử dụng tại chợ, áp dụng trong các trường hợp tái phạm đối với vi phạm quy định ở điểm 3.1.2 khoản này.
- Rút (cắt – hủy bỏ) hợp đồng thuê, sử dụng điểm kinh doanh và thu hồi lại điểm kinh doanh, áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Vi phạm hợp đồng đến mức phải hủy hợp đồng như đã quy định trong hợp đồng;
+ Đã bị đình chỉ hoạt động kinh doanh tại điểm kinh doanh từ… (4)… lần hay… (20)… ngày trở lên trong một năm.
– Đối với người đến chợ giao dịch, mua bán (kể cả người kinh doanh không thường xuyên), người vào tham quan, thi hành công vụ tại chợ:
- Phê bình, áp dụng trong trường hợp:
+ Vi phạm lần đầu đối với hành vi vi phạm một trong các quy định liên quan như áp dụng đối với thương nhân tại điểm 3.1.1;
+ Vi phạm lần đầu đối với hành vi vi phạm một trong các quy định thuộc khoản 3 Điều 2 (áp dụng riêng đối với người kinh doanh không thường xuyên).
- Cảnh cáo, áp dụng trong trường hợp:
+ Vi phạm lần đầu đối với hành vi vi phạm một trong các quy định liên quan như áp dụng đối với thương nhân tại điểm 3.1.2 khoản này;
+ Tái phạm đối với vi phạm quy định ở điểm 3.2.1 khoản này.
– Đối với cán bộ, nhân viên quản lý chợ.
- Phê bình, áp dụng trong trường hợp:
+ Vi phạm lần đầu đối với hành vi vi phạm một trong các quy định liên quan như áp dụng đối với thương nhân tại điểm 3.1.1 khoản này.
+ Vi phạm lần đầu với hành vi vi phạm một trong các quy định thuộc các khoản sau: khoản 1, khoản 2 khoản 5 và khoản 6 Điều 5, khoản 4 Điều 10.
- Cảnh cáo, áp dụng trong trường hợp:
+ Vi phạm lần đầu đối với hành vi vi phạm một trong các quy định liên quan như áp dụng đối với thương nhân tại điểm 3.1.2 khoản này;
+ Vi phạm lần đầu đối với hành vi vi phạm một trong các quy định thuộc các khoản sau: khoản 3 và khoản 4 Điều 5, khoản 8 Điều 6, khoản 9 Điều 7;
+ Tái phạm đối với vi phạm quy định ở điểm 3.3.1 khoản này.
- Buộc thôi việc, áp dụng đối với người do đơn vị quản lý – khai thác chợ tuyển dụng trong thường hợp:
+ Tái phạm đối với vi phạm quy định ở điểm 3.3.2 khoản này;
+ Vi phạm khác (theo quy định trong Nội quy hay Quy chế làm việc của đơn vị quản lý – khai thác chợ).
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
Vấn đề “Vi phạm pháp luật trong phạm vi chợ bị xử phạt như thế nào?“ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Mẫu giấy đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Chợ mở cửa từ… giờ… phút đến… giờ… phút hàng ngày (ngày lễ, ngày Tết và các ngày nghỉ khác sẽ có thông báo riêng).
– Mọi người phải thực hiện đúng giờ giấc quy định về mở, đóng cửa chợ hàng ngày. Thời gian hoạt động của từng điểm kinh doanh (gồm quầy hàng, sạp hàng, cửa hàng, ki-ốt…) trong phạm vi chợ phải phù hợp với thời gian hoạt động chung của chợ (*).
– Ngoài giờ quy định trên, người không có nhiệm vụ, không được vào và ở lại trong chợ. Hộ kinh doanh nào có nhu cầu vào chợ phải được sự đồng ý của người phụ trách đơn vị quản lý – khai thác và phải có sự giám sát của bảo vệ trong ca trực.
– Mọi người đến chợ giao dịch, mua bán, tham quan, thi hành công vụ phải chấp hành các quy định của Nội quy chợ và các quy định pháp luật có liên quan.
– Người đến mua hàng hóa, dịch vụ tại chợ được quyền mua hoặc không mua hàng hoá, dịch vụ; từ chối mọi sự ép buộc dưới bất cứ hình thức nào của người kinh doanh; kiểm tra nhãn hàng, giá cả, chất lượng hàng hóa, cân, đong, đo, đếm các loại hàng hóa định mua hoặc đã mua; yêu cầu người bán cấp hóa đơn hợp pháp và giấy bảo hành nếu thấy cần thiết; góp ý về tác phong, thái độ phục vụ của người bán hàng và các bộ, nhân viên đơn vị quản lý khai thác chợ.
– Người đến chợ để tham quan và/hoặc mua hàng hóa, dịch vụ không phải trả phí vào chợ nhưng phải có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại chợ một cách đầy đủ, đúng thời gian theo thỏa thuận.
– Cán bộ, nhân viên cơ quan nhà nước vào chợ để thi hành nhiệm vụ phải thông báo, xuất trình chứng minh thư và các giấy tờ liên quan đến việc thi hành nhiệm vụ với đơn vị quản lý – khai thác chợ.
– Bản Nội quy này có hiệu lực từ ngày được UBND (tỉnh, thành phố hay huyện, quận theo phân cấp…) phê duyệt
– Toàn bộ Nội quy này được phổ biến đến mọi đối tượng hoạt động kinh doanh, làm việc thường xuyên, ổn định tại chợ. Bản tóm tắt những điểm chính, cần thiết của Nội quy này được niêm yết công khai, rõ ràng trong phạm vi chợ (*).
– Ngoài việc phải nghiêm chỉnh chấp hành Nội quy chợ và các quy định pháp luật hiện hành, thương nhân, hộ kinh doanh không thường xuyên, người đến chợ giao dịch, mua, bán, tham quan, thi hành công vụ… còn phải tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ, nhân viên đơn vị quản lý – khai thác chợ.