Vlogger có phải nộp thuế thu nhập?

bởi Luật Sư X

Nếu một ngày, con bạn nói muốn làm nghề vlogger để trở nên nổi tiếng thì bạn sẽ nói gì? Các vlogger nổi tiếng không chỉ sở hữu số lượng người theo dõi hùng hậu trên mạng, họ còn bước ra ngoài đời thực và tạo được những ảnh hưởng không hề nhỏ với giới trẻ. Một trong những lợi ích của việc làm một vlogger là tạo ra thu nhập cho họ. Vậy các vlogger có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Luật Sư X sau đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn ngay sau đây

Cơ sở pháp lý

  • Luật Thuế Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung 2012;
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi.

Nội dung tư vấn

1. Vlogger là nghề gì? Các vlogger kiếm tiền bằng cách nào?

Vlogger là từ ghép giữa video và blogger, dùng để chỉ những người chuyên tạo dựng nội dung trên nền tảng video. Họ có thể trình bày về bất cứ thứ gì mà mình muốn trong các video này, miễn là nó có thể tạo nên hứng thú với người xem.

Thông thường, sẽ phải mất một thời gian dài đầu tư công sức và cả tiền bạc để cho ra những video hấp dẫn người xem và có một lượng “fan” nhất định, vlogger mới có thể kiếm được tiền từ nghề. Đầu tiên là từ chính kênh Youtube của mình – Youtube sẽ trả cho các vlogger một khoản thù lao tương ứng với số lượng view của từng video – view càng cao càng được nhiều tiền.

2. Vlogger có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam (Theo Điều 2 Luật Thuế Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung 2012). Cụ thể:

  • Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
    • Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
    • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
  • Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định trên.

Như vậy, các vlogger sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định trên của pháp luật.

3. Thu nhập của vlogger bao nhiêu thì phải nộp thuế?

Theo Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và theo hướng dân ở Thông tư 92/2015/TT-BTC việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người lao động ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần gồm 7 bậc:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

(*) Công thức: Thu nhập tính thuế/tháng

=

Thu nhập chịu thuế

Các khoản giảm trừ

Theo đó, thu nhập đến 05 triệu đồng/tháng là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản giảm trừ. Các khoản giảm trừ gồm: 9 triệu đồng/tháng với bản thân người nộp thuế và 3,6 triệu đồng/tháng với mỗi người phụ thuộc…

Như vậy, có thể hiểu đơn giản thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng với các vlogger có thu nhập tối thiểu trên 09 triệu đồng/tháng.

Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Trân trọng!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm