Vợ nói nhiều, chồng được phép ly hôn?

bởi NguyenTriet

Đây là một trong những điểm thú vị của luật pháp Triều Nguyễn. Một trong những hình thức ly hôn được quy định chi tiết trong Bộ Luật Gia Long triều Nguyễn là “xuất thê” – bỏ vợ hay rẫy vợ. Theo đó, pháp luật cho phép người chồng bỏ vợ nếu người phụ nữ phạm vào một trong hai lỗi cơ bản là “thất xuất” và “nghĩa tuyệt”.

Theo quy định tại Điều 108 Bộ Luật Gia Long thì lỗi “thất xuất” gồm có 7 trường hợp:

Thứ 1: lỗi không có con, nhất là con trai.
Thứ 2: người vợ “dâm dật”, được hiểu bao gồm những hành vi lẳng lơ, dâm đãng của phụ nữ có chồng.
Thứ 3: con dâu bất kính với cha mẹ chồng.
Thứ 4: người đàn bà nhiều lời
Thứ 5: người phụ nữ có tính đố kỵ ghen tuông (Nguyên nhân bởi luật pháp thời này cho phép người đàn ông được chung sống như vợ chồng với nhiều phụ nữ để duy trì dòng giống. Vì vậy, sự đố kỵ của người vợ bị cho là sẽ làm hại trật tự trong đại gia đình.)
Thứ 6: “đạo thiết” – trộm cắp tài sản trong gia đình
Thứ 7: “ác tật”

Ngoài 7 lỗi “thất xuất”, ở lỗi “nghĩa tuyệt”, Bộ Luật Gia Long cho phép đoạn tuyệt ân nghĩa vợ chồng nếu người phụ nữ phạm tội thông gian. Khi đó, người chồng được quyền tùy ý gả bán vợ mình cho người khác trừ gian phu.

Trường hợp thứ hai là khi người vợ bỏ trốn khỏi nhà chồng. Điều 108 Bộ Luật Gia Long cho phép trong trường hợp này người chồng muốn gả hay bán vợ cho ai cũng được.

Với 7 lỗi “thất xuất”, chồng không bắt buộc phải bỏ nhưng khi vợ phạm vào một trong hai lỗi “nghĩa tuyệt” thì nhất định phải chia tay, nếu không người đàn ông sẽ bị đánh 80 trượng.

Tuy nhiên, luật cũng quy định khi vợ đã để tang cha mẹ chồng đủ 3 năm; khi lấy nhau thì nghèo về sau cùng chung tay làm ăn trở nên giàu có hoặc khi lấy nhau còn có cha mẹ, anh em, họ hàng nhưng khi bỏ nhau người vợ không còn ai thân thích thì dù phạm 7 lỗi thuộc “thất xuất” người chồng cũng không được bỏ.

Pháp luật thời Nguyễn cho phép vợ chồng được thuận tình ly hôn khi: ăn ở không hòa hợp, tính tình xung khắc… Con cái mang họ cha và sẽ ở lại với người cha trừ khi hai vợ chồng thỏa thuận để người con nào theo mẹ.

Trường hợp không có con, nếu người đàn bà không phạm lỗi gì thì được lấy lại tài sản của riêng mình. Nếu có con, dù bị chồng bỏ hay thuận tình ly hôn, tất cả tài sản trong nhà do người chồng quản lý. Người vợ chỉ lấy lại quần áo và đồ vật riêng. Người chồng có thể “tùy tâm” giao thêm cho vợ một ít tiền

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm