Vốn vay ODA là gì? Ưu và nhược điểm của vốn vay ODA hiện nay

bởi Ngọc Gấm
Vốn vay ODA là gì?

Đối với nhiều quốc gia chưa phát triển, cách thức để có thể giúp quốc gia của họ có thể phát triển nhanh chóng chính là dựa vào các nguồn vốn vay ưu đãi ODA từ các nhà tài trợ quốc tế. Việt Nam cũng thế, trong khoảng thời gia đất nước chuyển mình, nhờ khôn khéo trong việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư ODA mà Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc như ngày hôm nay. Vậy câu hỏi đặt ra là vốn vay ODA là gì?

Để có thể trả lời được câu hỏi này cho quý đọc giả, LSX mời bạn tham khảo bài viết sau.

Vốn vay ODA là gì?

Vốn vay ODA là những nguồn vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài cho những nước có thu nhập thấp vay vốn để phát triển đất nước. Vốn ODA có nhiều loại khá nhau tùy thuộc vào việc đất nước đó vay vốn để phát triển cho việc gì mà phía nhà đầu tư sẽ tiến hành cho vay vốn từ vay không hoàn lại cho đến vay vốn với mức lãi suất ưu đãi. Chính vì thế khi được hỗ trợ vay ODA nhiều nước đã có sự chuyển mình đáng kể chỉ sau vài năm.

Theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về vốn vay ODA như sau:

“19. Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội.”

Đặc điểm của vốn vay ODA

Vốn ODA là một loại vốn vay được xem là ưu đãi nhất trên thế giới đối với Chính phủ nhiều nước trên thế giới, chính vì thế nhiều nước trên thế giới sẳn sàng đăng ký và chờ đợi nguồn vốn này được đầu tư vào đất nước của họ. Với những đặc điểm ưu đãi về mức lãi suất thấp và trong một số trường hợp là không tính lãi suất đã góp phần khiến cho việc cho vay này được nhiều đất nước mong đợi.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về các phương thức cung cấp vốn ODA, vốn vay ưu đãi như sau:

“Các phương thức cung cấp vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm:

1. Chương trình.

2. Dự án.

3. Phi dự án.

4. Hỗ trợ ngân sách.”

Vốn vay ODA là gì?
Vốn vay ODA là gì?

Phân loại vốn ODA

Để các loại vốn vay ODA phù hợp với nhiều nước khá nhau, các nhà đầu tư đã phân loại các nguồn vốn vay ODA thành nhiều dạng khác nhau, Trong đó nổi tiếng nhất chính là các khoảng vay không hoàn lại tức vốn ODA dưới hình thức đầu tư, tiếp đến là những khoản vay với mức lãi suất ưu đãi siêu thấp. Dựa vào nhu cầu sử dụng nguồn vốn và tiềm lực phát triển kinh tế mà các nhà đầu tư sẽ xem xét quyết định cho đất nước đó vay vốn dưới dạng hình thức nào.

Theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về vốn vay ODA như sau:

a) Vốn ODA không hoàn lại là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài, được cung cấp theo hình thức dự án độc lập hoặc kết hợp với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;

b) Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc. Phương pháp tính thành tố ưu đãi nêu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này;

c) Vốn vay ưu đãi là khoản vay nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA được quy định tại điểm b khoản này.”

Ưu và nhược điểm của vốn vay ODA hiện nay

Các ưu điểm của một nguồn vốn vay ODA hiện nay đã quá rõ ràng nên hầu như các quốc gia nào trên thế giới cũng điều biết đến đặc biệt là các quốc gia vừa mới kết thúc chiến tranh và bước vào thời kỳ đổi mới phát triển. Đối với Việt Nam, nguồn vốn ODA đã giúp cho Việt Nam có được nhiều con đường lớn xuyên việc, có nhiều trường học, bệnh viện được xây dựng lên phục vụ cho nhu cầu được đi học và được thăm khám chữa bệnh, có các điều kiện xây dựng nên các khu kinh tế phát triển đất nước.

Tuy nhiên do hiện nay tại Việt Nam tình trạng tham nhũng và tiêu sài không đúng mục đích nguồn vốn ODA vẫn còn xuất hiện, từ đó dẫn đến việc vốn vay không được sử dụng đúng mục đích dẫn đến ngày càng ít các gói đầu tư hoặc cho vay ODA được dành cho Việt Nam. Hơn thế nữa nếu vay vốn mà không sử dụng hợp lý ODA thì Việt Nam có thể phải đối mặt với nguy cơ phải trả nợ một khoản nợ vô cùng khủng lồ từ đó ảnh hưởng đến kinh tế đất nước.

Khuyến nghị: Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào thông qua các dịch vụ làm thủ tục Kết hôn với người Đài Loan.

Quy trình quản lý vốn vay ODA năm 2024 bao gồm?

Để có thể quản lý tốt được nguồn vốn đầu tư và các khoản tiền lấy lại khi các quốc gia chuyển vào, buộc các tổ chức, nhà đầu tư cho vay dưới dạng ODA phải có các hoạch định, những chiến lược, những quy trình quản lý vốn vay rõ ràng. Tại Việt Nam đế các tổ chức khi tiến hành đầu tư dưới dạng ODA yên tâm cho nhà nước vay vốn, nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành ra các quy định trong việc sử dụng và chi trả cho các nguồn vốn ODA tại Việt Nam một cách có quy trình và hệ thống.

Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về các hình thức tổ chức quản lý chương trình, dự án, phi dự án như sau:

“Căn cứ quy mô, tính chất, điều kiện cụ thể, năng lực tổ chức quản lý chương trình, dự án của đơn vị mình và quy định về tổ chức quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý chương trình, dự án sau:

1. Đối với chương trình, dự án đầu tư: Thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư công và quản lý đầu tư xây dựng.

2. Đối với dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại:

a) Cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện hoặc giao cho một đơn vị thuộc thẩm quyền làm chủ dự án trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện chương trình, dự án, phi dự án. Đối với dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án có quy mô vốn ODA không hoàn lại từ 200.000 đô la Mỹ trở xuống, cơ quan chủ quản, chủ dự án không bắt buộc phải lập Ban quản lý dự án mà có thể sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành thực hiện dự án, phi dự án;

b) Nhà tài trợ nước ngoài trực tiếp quản lý toàn bộ chương trình, dự án, phi dự án: Trường hợp nội dung Văn kiện chương trình, dự án, phi dự án hoặc điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi quy định nhà tài trợ nước ngoài trực tiếp quản lý toàn bộ chương trình, dự án, phi dự án, người đứng đầu cơ quan chủ quản, chủ dự án giao nhiệm vụ cho đơn vị trực thuộc phối hợp với nhà tài trợ nước ngoài giám sát tiến độ và chất lượng, khai thác và sử dụng các kết quả đầu ra của chương trình, dự án, phi dự án;

c) Nhà tài trợ nước ngoài trực tiếp quản lý một phần chương trình, dự án, phi dự án: Trường hợp nội dung Văn kiện chương trình, dự án, phi dự án hoặc điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi quy định nhà tài trợ nước ngoài trực tiếp quản lý một phần chương trình, dự án và phía Việt Nam quản lý phần còn lại, cơ quan chủ quản, chủ dự án quyết định thành lập Ban quản lý dự án để quản lý phần việc do phía Việt Nam đảm nhận theo quy định hiện hành của Việt Nam và cam kết với nhà tài trợ nước ngoài.”

Thông tin liên hệ:

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Vốn vay ODA là gì?“. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Cơ chế tài chính áp dụng vốn ODA?

Cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi (sau đây gọi là “cơ chế tài chính trong nước”) là quy định về việc sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi từ ngân sách nhà nước cho chương trình, dự án, bao gồm:
a) Cấp phát toàn bộ;
b) Cho vay lại một phần với tỷ lệ cho vay lại cụ thể;
c) Cho vay lại toàn bộ.
Cơ chế cho vay lại thực hiện theo phương thức chịu rủi ro tín dụng hoặc không chịu rủi ro tín dụng.

Quy định thỏa thuận về vốn ODA?

Thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi là văn bản thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi được ký kết nhân danh Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phải là điều ước quốc tế, bao gồm:
– Thỏa thuận khung là thỏa thuận liên quan tới chiến lược, chính sách, khuôn khổ hợp tác, lĩnh vực ưu tiên; nguyên tắc và điều kiện cần tuân thủ trong cung cấp và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi; cam kết vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho một năm hoặc nhiều năm và những nội dung khác theo thỏa thuận của các bên ký kết;
– Thỏa thuận cụ thể là thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi liên quan tới mục tiêu, hoạt động, thời gian thực hiện, kết quả phải đạt được; điều kiện tài trợ, vốn, cơ cấu vốn, điều kiện tài chính của vốn vay và lịch trình trả nợ; thể thức quản lý; nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các bên trong quản lý thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi và những nội dung khác theo thỏa thuận của các bên ký kết.

Nội dung quản lý vốn ODA?

– Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi;
– Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho từng thời kỳ để hỗ trợ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm; các giải pháp, chính sách quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn này;
– Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi;
– Giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra tình hình, kết quả quản lý, sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm