Thiên chức làm mẹ là một điều tuyệt vời nhất mà người phụ nữ đảm nhận; bởi vì chỉ có phụ nữ mới có khả năng sinh đẻ. Tuy nhiên, không phải trong tất cả mọi hoàn cảnh người mẹ đều mong con ra đời. Chính vì vậy đã sinh ra nghịch cảnh nhiều người mẹ muốn vứt bỏ; hay thậm chí phạm tội giết chính những đứa con mới đẻ của mình. Vậy, Tội giết con mới đẻ có thể bị xử lý thế nào theo quy định? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tội giết con mới đẻ có thể bị xử lý thế nào theo quy định ?
Theo Bộ luật Hình sự 2015 thì tội giết con mới đẻ được quy định tại Điều 124:
“1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu; hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi; thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu; hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Cấu Thành tội giết con mới đẻ
Mặt khách quan của tội giết con mới đẻ
Hành vi khách quan của tội này là người mẹ thực hiện hành vi giết (bóp cổ, bỏ đói cho đến chết,…) đứa con mới sinh của mình trong vòng 07 ngày tuổi. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đã tước đoạt đi tính mạng của đứa trẻ. Hoặc là vứt bỏ.
Hậu quả của tội này là đứa trẻ bị chết. Để cấu thành tội giết, vứt bỏ con mới đẻ; thì nguyên nhân đứa trẻ bị chết phải là do hành vi giết con mới đẻ của người mẹ; và hành vi giết con này phải xuất phát từ những ảnh hưởng nặng nề của của tư tưởng lạc hậu; hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt. Trường hợp người mẹ giết con mới đẻ trong vòng 07 ngày tuổi của mình; nhưng xuất phát từ những nguyên nhân không phải là nguyên nhân được mô tả trong Điều 124 Bộ luật Hình sự; thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người.
Về chủ thể
Tội này có đối tượng chủ thể đặc biệt là phải là mẹ ruột của nạn nhân; chứ không phải bất cứ ai khác. Đồng thời, người mẹ phải chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu; hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt; đó chính là nguyên nhân, là yếu tố chi phối hành vi giết con của người mẹ. Vậy nếu mẹ nuôi có những hành vi này thì sẽ không cấu thành tội phạm của tội danh này.
Một số tư tưởng lạc hậu vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay có thể kể ra; như: phân biệt giới tính của con; trọng nam khinh nữ, “chửa hoang”… làm ảnh hưởng đến nhận thức của người mẹ; mà họ không thể vượt lên khỏi dư luận xã hội; quan niệm tư tưởng lạc hậu để tiếp tục nuôi dưỡng đứa con do mình sinh ra.
Trường hợp khác là trường hợp người mẹ rơi vào hoàn cảnh khách quan đặc biệt, ví dụ như: người mẹ bị bệnh tật, bị ốm nặng, người mẹ bị mất sữa…không có khả năng nuôi con.
Mặt chủ quan của tội giết con mới đẻ
Người phạm tội giết con mới đẻ luôn thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Người phạm tội có thể nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm đến tính mạng của đứa con nhưng vẫn mong muốn và cố ý để tước đi tính mạng của đứa trẻ.
Khách thể của tội giết con mới đẻ
Tội giết con mới đẻ là trường hợp đặc biệt của tội giết người, trực tiếp xâm phạm đến quan hệ nhân thân. Tội giết con mới đẻ trực tiếp xâm phạm đến quyền sống của con người mà đối tượng bị xâm hại là trẻ mới được sinh ra trong vòng 07 ngày tuổi, đồng thời lại chính là con của người phạm tội.
Kết luận: Như vậy với hai hành vi như vậy phải dẫn đến hậu quả đứa bé đó chết và phải chính mẹ ruột là chủ thể của tội phạm mới cấu thành tội phạm tội danh này. Do đó nếu như chỉ là mẹ nuôi thì sẽ không được xác định vào tội 124 Bộ Luật Hình sự 2015. Mà sẽ căn cứ và có thể sẽ xử phạt tại Điều 123 ( Tội giết người) Bộ Luật Hình Sự 2015
Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc!
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hành vi vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết đòi hỏi phải có hậu quả chết người xảy ra mới coi là phạm tội.
Lỗi của người phạm tội trong trường hợp này là lỗi cố ý gián tiếp: người mẹ nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, biết hậu quả chết người có thể xảy ra tuy không mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng đã bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Theo Nghị định 144/2013/NĐ-CP, Người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đồng thời, phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.