Xâm hại tình dục đối với trẻ em đang là một vấn đề đang nhức nhối của xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây. Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì liên tục có những vụ việc xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện và xử lý. Sau khi liên tục có những thông tin như vậy thì có khá nhiều người trưởng thành cũng lên tiếng về việc mình đã từng bị xâm hại khi còn nhỏ. Có thể thấy vấn đề này không chỉ thời gian gần đây mà đã tồn tại từ rất lâu rồi, chỉ là có bị phát hiện hay chưa bị phát hiện mà thôi. Xâm hại tình dục trẻ em là hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng cần phải lên án và trừng trị thích đáng. Bởi nó không những gây ra tổn thương trên thân thể, mà còn để lại những ảnh hưởng lớn về mặt tinh thần, đeo đuổi đến suốt cuộc đời đứa trẻ thậm chí làm các em bị rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi. Bên cạnh đó, do tình dục không an toàn, hậu quả có thể để lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục, mang thai ngoài ý muốn, các rối loạn tình dục khi trưởng thành…
Tại bài viết dưới đây, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “ Xâm hại tình dục đối với trẻ em bị xử phạt như thế nào ?”. Hi vọng bài viết mang đến bạn đọc nhiều thông tin bổ ích.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em
Theo quy định tại Điều 1 Luật trẻ em 2016, trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định:
Xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người dưới 16 tuổi tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với người dưới 16 tuổi và sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (ví dụ: hoạt động xâm hại tình dục được thực hiện do đồng thuận với người dưới 13 tuổi); do cưỡng bức, do hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ…).
Như thế nào là hành vi dâm ô trẻ em ?
Dâm ô được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn về hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi (dâm ô trẻ em) như sau:
Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:
- Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;
- Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi…) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
- Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
- Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;
- Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy… của người dưới 16 tuổi).
Điều 51 Luật Trẻ em 2016 cũng có quy định về trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền.
- Cơ quan lao động – thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác; phối hợp xác minh, đánh giá, điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây tổn hại, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em.
…
Xâm hại tình dục đối với trẻ em bị xử phạt như thế nào ?
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi:
Người nào thực hiện các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
- a) Có tính chất loạn luân;
- b) Làm nạn nhân có thai;
- c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
- đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
- e) Đối với 02 người trở lên;
- g) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- a) Có tổ chức;
- b) Nhiều người hiếp một người;
- c) Đối với người dưới 10 tuổi;
- d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
- e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi:
Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm”.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- a) Có tính chất loạn luân;
- b) Làm nạn nhân có thai;
- c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 3 1% đến 60%;
- d) Phạm tội 02 lần trở lên;
- đ) Đối với 02 người trở lên;
- e) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- a) Nhiều người cưỡng dâm một người;
- b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- c) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
- d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi:
Người nào từ đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 Bộ luật Hình sự năm 2015, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- a) Phạm tội 02 lần trở lên;
- b) Đối với 02 người trở lên;
- c) Có tính chất loạn luân;
- d) Làm nạn nhân có thai;
- đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
Tội dâm ô đối với người dưới 16:
Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: phạm tội có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên; đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;…, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Tùy từng hành vi phạm tội, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm:
- Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội trong các trường hợp: phạm tội có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên; đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; có mục đích thương mại; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; tái phạm nguy hiểm, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; làm nạn nhân tự sát, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
Tùy từng hành vi phạm tội, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm:
- Căn hộ chung cư có thể dùng làm nhà ở công vụ không năm 2022?
- Tội vu khống người khác trên không gian mạng được quy định thế nào năm 2022
- Tội vu khống người khác phải chịu trách nhiệm gì theo QĐ 2022
- Nhổ răng khôn khiến bệnh nhân tử vong sẽ bị xử phạt ra sao quy định 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Xâm hại tình dục đối với trẻ em bị xử phạt như thế nào ?” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục đăng ký logo, giải thể doanh nghiệp, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, tra mã số thuế cá nhân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, giá đền bù đất, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thủ tục vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, mã số thuế cá nhân hay muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ công chứng tại nhà, hoặc tội không chấp hành án đi tù bao nhiêu năm… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trẻ em là người dưới 16 tuổi. Hiện nay, pháp luật hiện hành không có quy định nào về độ tuổi được yêu. Tuy nhiên, pháp luật lại có những quy định nghiêm khắc nhằm bảo vệ trẻ em.
Điều 325 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp. Cụ thể:
“1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;
b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;
c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp…”
Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.…….”.
Như vậy, nếu bạn không có hành vi dụ dỗ, lôi kéo, không thực hiện hành vi phạm tội hoặc bạn không có những hành vi phạm tội với người đi cùng (đánh đập, hiếp dâm…) thì bạn không phạm tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp. mà hoàn toàn do người đi cùng đó tự nguyện đi cùng bạn thì bạn sẽ không phạm tội.
Nhận biết được các dấu hiệu xâm hại hoặc bạo lực để can thiệp kịp thời
Quản lý cảm xúc của bản thân tốt để tránh chính mình gây bạo lực tinh thần và thể chất đối với con:
Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống.
Tránh trừng phạt, đánh đập, dùng lời lẽ xúc phạm con.
Kiên nhẫn, dành thời gian để nói chuyện với con để tìm hiểu lý do và giúp con điều chỉnh.
Đặt ra các quy tắc rõ ràng để con hiểu rằng con cần phải thực hiện và tuân thủ những quy tắc đó.
Quản lý việc con vào mạng internet một cách tích cực để giúp con hiểu và phòng tránh những nguy cơ trên mạng.
Đường dây nóng: Cảnh sát 113.
Trung tâm Công tác xã hội trẻ em các tỉnh / thành phố.
Phòng trẻ em Trực thuộc các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tình / thành phố.
Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội các quận/huyện.
Công an các tỉnh địa phương gần nhất.
Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam