Ngày nay, các nhà xưởng là một phần quan trọng trong hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Đây là nơi tạo ra các loại hàng hóa phục vụ cho tất cả nhu cầu cần thiết của con người. Mặt khác, nhu cầu xây dựng các nhà xưởng để sản xuất và làm kho chứa cũng tăng nhanh. Có thể thấy, đây là nhu cầu cần thiết của các doanh nghiệp trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Nền kinh tế của Việt Nam hiện nay cũng ngày càng phát triển mạnh về công nghiệp cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Việt Nam cũng là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện tại quỹ đất ở nông thôn của Việt Nam khá lớn. Nhiều nhà đầu tư thắc mắc rằng, xây dựng nhà xưởng trên đất ở nông thôn có được không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng quý bạn đọc sẽ có thêm được nhiều thông tin pháp lý hữu ích nhất.
Căn cứ pháp lý
Nhà xưởng là gì?
Nhà xưởng là loại nhà được thiết kế với không gian có diện tích rộng. Và sức chứa cũng như quy mô lớn hơn so với nhà ở, văn phòng làm việc thông thường. Đây là địa điểm tập trung nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất. Hay trong việc bảo quản, vận chuyển hàng hóa, làm kho lưu trữ hàng cho các ngành công nghiệp. Nhằm cung ứng đầy đủ cho quy trình sản xuất dây chuyền. Cũng như là bảo quản hoặc vận chuyển các loại hàng hóa sử dụng trong ngành công nghiệp.
Nhà xưởng ra đời thể hiện rõ rệt sự phát triển của ngành công nghiệp, nó có tầm quan trọng rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất, hay đúng hơn là xương sống của doanh nghiệp. Đó là nơi doanh nghiệp đặt để các dây truyền máy móc sản xuất và hiện thực hóa các kế hoạch sản xuất. Tại đây cung là nơi dùng để lưu trữ hàng hóa sau khi thành phẩm để đưa vào thị trường tiêu thụ. Cũng là nơi người lao động làm việc để kiếm sống. Nhà xưởng là hạng mục thiết kế thi công đang được rất nhiều công ty xây dựng quan tâm.
Nhà xưởng xuất hiện khi cuộc cách mạng công nghiệp của con người bắt đầu. Và từ đó đến nay, hệ thống xưởng sản xuất các loại sản phẩm hàng hóa tiêu dùng cho nhu cầu của con người không ngừng phát triển và mở rộng. Nhà xưởng xuất hiện ngày càng nhiều tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên toàn thế giới, và nó cũng đóng góp không nhỏ vào việc thay đổi lớn trong thế giới loài người.
Phân loại nhà xưởng
Phân loại nhà xưởng theo dạng chức năng
- Công trình sản xuất sẽ tạo ra được các thành phẩm. Nó được phân ra nhiều nhà xưởng với các lĩnh vực khác nhau. Cụ thể như là gia công kim loại, rèn đúc, dệt, sản xuất tiêu dùng, phân bón hóa chất….
- Các công trình về năng lượng: nhà máy nhiệt điện cung cấp về năng lượng sản xuất. Cũng như là trạm cấp nhiệt, cấp hơi nước, trạm biến áp….
- Những công trình của giao thông kho tàng. Cụ thể như là gara, nơi để các phương tiện giao thông, kho nguyên liệu, thành phẩm, trạm cứu hỏa…
- Công trình hành chính phúc lợi như là nhà hành chính. Ngoài ra còn các phòng ban tổ chức xã hội, phòng phục vụ sinh hoạt, y tế…
Phân loại nhà xưởng theo dạng mục đích quy hoạch
Theo quy hoạch về thiết kế nhà xưởng công nghiệp. Nó được phân ra nhà công nghiệp một khẩu độ và nhà công nghiệp nhiều khẩu độ. Từ khái niệm về nhà xưởng là gì thì chúng ta có thể định nghĩa được khẩu độ nhà xưởng.
Khẩu độ nhà xưởng là khoảng cách từ mép cột biên bên phải đến mép cột biên bên trái. Nó được tính theo chiều ngang của nhà xưởng. Khẩu độ nhà xưởng cũng có thể được tính là chiều rộng của nhà xưởng.
- Nhà công nghiệp một khẩu độ thích hợp cho công trình năng lượng hay là nhà kho. Ngoài ra, dùng để bố trí dây chuyền sản xuất đòi hỏi khẩu độ lớn từ 36m trở lên và chiều cao trên 18m. Những thiết bị bố trí trên giàn đỡ riêng sẽ không liên quan đến khung kèo của móng nhà.
- Nhà công nghiệp nhiều khẩu độ là nhà công nghiệp 1 tầng được xem phổ biến nhất. Nó sẽ được sử dụng rộng rãi cho các ngành công nghiệp khác nhau. Nhà nhiều khẩu độ với các khẩu độ sẽ ít chênh lệch về thông số chiều rộng, chiều cao. Cũng như là tạo ra các nhà này có chiều rộng và dài lên đến hàng trăm mét.
Phân loại nhà xưởng theo dạng kết cấu mái
- Chia ra loại nhà xưởng khung phẳng như là mái sử dụng dầm, giàn, khung liền khối
- Nhà xưởng khung không gian là dạng mái vòm vỏ mỏng cong 1 chiều, cong 2 chiều. Cũng như là giàn không gian, mái treo, mái chất dẻo hoặc cao su bơm hơi.
Phân loại nhà xưởng theo dạng vật liệu chịu lực chính
Thông thường sẽ được chia thành nhà xưởng với các khung sau đây:
- Bê tông cốt thép
- Thép tiền chế
- Tường gạch chịu lực
- Khung gỗ
Đất ở nông thôn là gì?
Đất ở nông thôn là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương. Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp đảm bảo thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
Đặc điểm chủ yếu của đất ở tại nông thôn
Đất ở nông thôn sẽ có những đặc điểm cụ thể sau đây:
– Thứ nhất là đa phần cụm dân cư là hộ gia đình bao gồm nhiều thế hệ và có gắn bó chặt chẽ với nhau bằng yếu tố huyêt thống;
– Thứ hai, do sử dụng vào mục đích đất ở nên tại đô thị và nông thôn đa phần khu dân cư thường sẽ được tập trung và hình thành ở những nơi có vị trí địa lý thuận tiện cho đời sống, sinh hoạt của con người. Ở nông thôn cũng vậy thường sẽ chỉ tập trung ở các trung tâm vùng, gần sông ngòi, hệ thống giao thông kết nối các tỉnh thành và tạo điều kiện giao thương hàng hóa;
– Thứ ba, diện tích đất ở nông thôn ngày càng có xu hướng cao do nhu cầu sử dụng cũng như sự gia tăng dân số nhanh chóng và việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp, đất lâm nghiệm hoặc chưa được sử dụng đang dần trở nên cần thiết quan trọng hơn. Và nếu có nhu cầu mở rộng trên đất nông nghiệp thì sẽ có các phương án thu hồi đất và giá đền bù đất phù hợp.
Hạn mức đất ở nông thôn
Hạn mức đất ở nông thôn chính là diện tích đất mà các chủ thể là những cá nhân, hộ gia đình được phép sử dụng tối đa được Nhà nước giao, nhận chuyển nhượng hợp pháp từ các chủ thể là những người khác do khai hoang phục hóa. Hạn mức đất ở nông thôn được ban hành nhằm mục đích để không chế diện tích đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng. Và hạn mức đất ở nông thôn cũng là cơ sở pháp lý nhằm mục đích thông qua hạn mức đất ở nông thôn để giới hạn diện tích đất được phép sử dụng của cá nhân, hộ gia đình mà quyền sử dụng đất được hình thành từ việc Nhà nước giao đất:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn dựa vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và phong tục tập quán của địa phương;
– Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp; Đồng thời phải bảo đảm sự thuận tiện trong quá trình sản xuất, đảm bảo cho đời sống của nhân dân, vấn đề vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
Thời hạn sử dụng đất ở nông thôn
Hiện nay, trong các quy định pháp luật về đất đai thì ta có thể hiểu: Đất có thời hạn sử dụng là để xác định những thửa đất mà người sử dụng đất chỉ được phép sử dụng trong một thời gian nhất định như: thời hạn sử dụng đất là 20 năm, 30 năm,…. theo đúng với nội dung quy định của pháp luật và cũng được sự cho phép của Nhà nước khi mà thực hiện giao đất, cho thuê đất hay thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất. Theo quy định tại Điều 125 Luật Đất đai năm 2013 có quy định về đất sử dụng ổn định lâu dài. Cụ thể: Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp sau:
– Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
– Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng theo quy định của luật đất đai;….
Theo đó thì đất ở nông thôn là một trong những loại đất được Nhà nước xác định là đất sử dụng ổn định lâu dài.
Xây dựng nhà xưởng trên đất ở nông thôn có được không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 170 Luật Đất Đai 2013 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng đất như sau:
“Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo đó Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở.
Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành đất ở có mục đích là để xây dựng nhà ở, công trình phục vụ cho đời sống, khi muốn xây nhà xưởng phục vụ cho kinh doanh thương mại là không được. Để tiến hành xây dựng nhà xưởng trên mảnh đất này, bạn cần tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Xây dựng nhà xưởng trên đất ở nông thôn“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến vấn đề tư vấn pháp lý về vấn đề hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102. để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
– Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà – – khác phục vụ hoạt động trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
– Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
– Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;
Căn cứ vào điểm d, khoản 1, Điều 12 được quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT thì trường hợp chuyển đổi mục đích từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải đất ở thì không cần xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng cần phải đăng ký biến động đất đai.
Có. Nếu người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đổi từ đất nhà ở sang đất xây dựng nhà xưởng thì cần đáp ứng được đầy đủ các điều kiện xin giấy phép xây dựng. Trong đó cần đảm bảo đối với việc phù hợp với mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch của nhà nước đã được phê duyệt, phù hợp với thiết kế xây dựng công trình đã được phê duyệt và đảm bảo đối với điều kiện an toàn về việc cấp phép xây dựng cho công trình đó.
– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
– Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
– Bản vẽ thiết kế xây dựng;
– Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề