Để có thể tổ chức sự kiện thì phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, thể hiện qua giấy phép tổ chức sự kiện. Vì vậy, pháp luật hiện hành quy định về thủ tục xin giấy phép tổ chức các loại sự kiện. Tuy nhiên, do chưa hiểu rõ các quy định này và chưa có kinh nghiệm làm thủ tục nên việc xin giấy phép tổ chức sự kiện còn gặp nhiều khó khăn. bài viết dưới đay của chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc xin giấy phép tổ chức sự kiện ở đâu là đúng quy định.
Có bắt buộc phải xin giấy phép tổ chức hội thảo không?
Đối với lĩnh vực tổ chức sự kiện, hội thảo. Trước khi cá nhân, tổ chức thực hiện việc tổ chức một sự kiện hay hội thảo, hội nghị. Họ đều phải có giấy phép được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền
Hồ sơ xin cấp Giấy phép tổ chức hội thảo
Hồ sơ xin giấy phép tổ chức sự kiện thông thường gồm có 7 loại giấy tờ:
– Đơn đề nghị cấp phép tổ chức sự kiện theo mẫu do doanh nghiệp soạn. Lưu ý đối với các chương trình không bản vẻ cần ghi rõ nội dung chương trình không bán vé”. Đối với các chương trình bán vé cần nộp kèm market vẽ bản.
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và công ty tổ chức sự kiện (mỗi bên 2 bản)
– Kịch bản chương trình sự kiện có chữ ký và đóng dấu treo của doanh nghiệp
– Giấy ủy quyền cho đơn vị tổ chức sự kiện nếu doanh nghiệp thuê công ty sự kiện bên ngoài tổ chức
– Hợp đồng tổ chức sự kiện nếu doanh nghiệp thuê công ty sự kiện bên ngoài tổ chức
– Hợp đồng thuê địa điểm tổ chức sự kiện do bên cho thuê địa điểm tổ chức sự kiện soạn thảo: Làm thành 4 bản, 1 bản nộp lên bộ Cục Tác quyền, một bản nộp lên Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, một bản bên thuê địa điểm giữ, một bản doanh nghiệp giữ
Công văn tổ chức sự kiện đặc biệt đối với các chương trình có quân nhạc, văn công, lực lượng địa phương tham gia: Chuẩn bị 3 bản, 1 bản nộp Cục Tác quyền, một bản nộp Sở VHTTDL, một bản doanh nghiệp giữ
- Hợp đồng đặc biệt khác (nếu có)
- Đối với các chương trình khuyến mãi hay bốc thăm trúng thưởng cần có đơn đề nghị cấp phép nộp lên Sở Công Thương
- Đối với các sự kiện là giải đấu phải có thêm Công văn đứng tên cơ quan giải đấu, Quyết định thành lập giải, Hợp đồng/Biên bản ghi nhớ với đơn vị phối hợp thực hiện
– Tất cả các loại giấy tờ cần được đóng dấu giáp lai, ghi chú rõ Nộp lưu chiếu ở phần nơi nhận
Lưu ý:
– Đối với các chương trình khuyến mãi hay bốc thăm trúng thưởng cần có đơn đề nghị cấp phép nộp lên Sở Công Thương
– Đối với các sự kiện là giải đấu phải có thêm Công văn đứng tên cơ quan giải đấu, Quyết định thành lập giải, Hợp đồng/Biên bản ghi nhớ với đơn vị phối hợp thực hiện
– Tất cả các loại giấy tờ cần được đóng dấu giáp lai, ghi chú rõ Nộp lưu chiếu ở phần nơi nhận
Xin giấy phép tổ chức sự kiện ở đâu năm 2022?
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Cơ quan, đơn vị (đối tượng) xin cấp Giấy phép tổ chức sự kiện, hội thảo sẽ nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền theo các phương thức sau:
– Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.
– Nộp qua đường bưu điện. Nếu cơ quan có thẩm quyền có áp dụng thực hiện phương thức này.
– Nộp qua mạng. Nếu cơ quan có thẩm quyền có áp dụng phương thức này.
Hướng dẫn làm hồ sơ xin cấp giấy phép tổ chức theo từng sự kiện
Hồ sơ xin giấy phép tổ chức họp báo
Đơn xin tổ chức họp báo theo mẫu
Bản sao công chứng giấy chứng nhạn kinh doanh
Các giấy tờ liên quan tới mục đích tổ chức, nội dung chương trình họp báo: chương trình khuyến mãi, giấy phép biểu diễn.
Hồ sơ xin giấy phép tổ chức biểu diễn ca nhạc
Đơn xin cấp phép tổ chức biểu diễn ca nhạc. Nếu không bán vé cần ghi rõ nội dung “chương trình không bán vé”. Nếu có bản vé cần nộp kèm market vé bán.
Bản sao công chứng giấy phép hoạt động kinh doanh
Hợp đồng thuê địa điểm tổ chức
– Hợp đồng mua tác quyền với tác giả tác phẩm hoặc giấy xác nhận đã đóng tiền tác quyền ở cục tác quyền
– Hồ sơ hộ chiếu của nghệ sĩ nước ngoài với các chương trình có nghệ sĩ nước ngoài biểu diễn
– Bản ghi lời bài hát
Hồ sơ xin giấy phép tổ chức trình diễn thời trang
– Đơn xin cấp phép trình diễn thời trang
– Hợp đồng địa điểm tổ chức
– Danh sách người mẫu tham gia
– Hình mẫu trang phục trình diễn
– Tổ chức phúc khảo trước ngày diễn ít nhất 5 ngày
Tổ chức hội thảo nhưng không xin phép bị phạt thế nào?
Theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đối với hành vi báo cáo không đúng về tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đối với một trong các hành vi sau:
- Không báo cáo về tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định;
- Không báo cáo kết quả chương trình, dự án hợp tác về pháp luật; kết quả tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật theo quy định.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đối với một trong các hành vi sau:
- Không tuân thủ trình tự, thủ tục thẩm định, lấy ý kiến của Bộ Tư pháp đối với văn kiện chương trình, dự án, phi dự án hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định;
- Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế mà chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đối với hành vi báo cáo, cung cấp thông tin sai sự thật ảnh hưởng đến việc thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án, phi dự án, hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đối với một trong các hành vi sau:
- Thực hiện chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật khi chưa có quyết định phê duyệt có hiệu lực pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;
- Thực hiện chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật khi đã có quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;
- Phê duyệt không đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định đối với các chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Xin giấy phép tổ chức sự kiện ở đâu năm 2022?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra cứu thông tin quy hoạch, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; coi mã số thuế cá nhân, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tổ chức sử dụng trái phép ma túy sẽ bị phạt tù
- Cướp tài sản có tổ chức bị xử lý như thế nào?
- Mức kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Câu hỏi thường gặp
Các cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép tổ chức sự kiện bao gồm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cục nghệ thuật biểu diễn; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tùy vào từng loại sự kiện cụ thể sẽ phải nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với loại sự kiện đó.
Hạn nộp hồ sơ là trước 10 ngày diễn ra chương trình. Đối với chương trình biểu diễn thời trang, các trang phục cần được duyệt phác thảo trước ít nhất 30 ngày tính đến thời điểm diễn ra sự kiện.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về thủ tục xin cấp giấy phép tổ chức sự kiện, hy vọng kiến thức này sẽ giúp quý khách hàng xin được giấy phép một cách nhanh chóng nhất, tránh những trục trặc không đáng có ảnh hưởng tới việc tổ chức sự kiện của khách hàng.
Đa phần, việc nộp hồ sơ có thời hạn ít nhất là trước 10 ngày diễn ra sự kiện. Tuy nhiên, đối với các chương trình người mẫu, trình diễn thời trang, fashion show, những buổi diễn liên quan đến hình ảnh, trang phục cần phải phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam thì cần phải xin giấy phép trước ít nhất 30 ngày.