Xin giấy xác nhận CMND và thẻ căn cước như thế nào?

bởi Liên
Xin giấy xác nhận số CMND và thẻ căn cước

Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân là một trong những giấy tờ tùy thân vô cùng quan trọng của mỗi công dân. Trên loại giấy tờ này thể hiện các thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, quốc tịch, đặc điểm nhận dạng… ngoài các thông tin đã nêu trên thì mỗi công dân sẽ được cấp một dãy số riêng biệt trên chứng minh nhân dân và căn cước công dân. Tuy nhiên, hiện nay nhà nước đã ngừng thực hiện việc cấp, cấp đổi chứng minh nhân dân thay vào đó chỉ thực hiện việc cấp căn cước công dân gắn chíp. Điều này khiến nhiều người lo lắng nhất là khi làm các thủ tục có liên quan đến số chứng minh nhân dân cũ, số căn cước công dân cũ. Vậy xin xác nhận số CMND, số CCCD cũ được không? Xin giấy xác nhận CMND và thẻ căn cước như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Quy định về số chứng minh nhân dân và số căn cước công dân

Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ xác nhận về nhân thân do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một công dân từ khi đạt đến độ tuổi mà luật định về những đặc điểm nhận dạng riêng, và các thông tin cơ bản của một cá nhân được sử dụng để xuất trình trong quá trình đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Giấy chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng toàn Việt Nam trong thời gian 15 năm kể từ ngày cấp gần nhất.

Theo quy định, mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một số chứng minh nhân, số chứng minh nhân dân này sẽ bao gồm 09 số nằm ở phần mặt trước chứng minh nhân dân, do Bộ Công an cấp và quản lý thông nhất trên toàn quốc.

Sau khi công dân được cấp mà có một số thông tin thay đổi trên chứng minh nhân dân hoặc chứng minh nhân dân bị mất, hết thời hạn sử dụng thì sẽ thực hiện theo thủ tục đổi, cấp lại giấy chứng minh nhân dân khác nhưng số chứng minh nhân dân vẫn giữ nguyên theo số đã được ghi trên chứng minh nhân dân đã cấp trước đó.

Tuy nhiên hiện nay, nhà nước ngừng thực hiện việc cấp chứng minh nhân dân cho người dân. Khi làm thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy tờ tùy thân, chứng minh nhân dân được thay thế bởi căn cước công dân. Số của thẻ căn cước công dân chính số định danh cá nhân theo quy định của luật.

Căn cứ tại Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP, dãy số này gồm 12 số, có cấu trúc gồm 06 số đầu bao gồm mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 06 số còn lại là khoảng số ngẫu nhiên.

Xin xác nhận số chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân như thế nào?

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Bản chính Giấy đề nghị xác nhận số Chứng minh nhân dân (Mẫu CC13 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BCA ngày 01/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an).

Trường hợp thông tin về số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân cung cấp bản chính hoặc bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân (nếu có).

Trình tự và thủ tục xin xác nhận số chứng minh nhân dân và căn cước công dân được thực hiện như sau:

Bước 1: Công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân có nhu cầu được xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc đăng ký cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an khi công dân có thông tin về số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cụ thể tại:

  • Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.
  • Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh.
  • Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Bước 3: Nhận kết quả tại Công an huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu

– Trường hợp nộp trực tiếp:

  • Thời hạn giải quyết là 07 ngày.
  • Tại trụ sở Công an huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố.

– Trường hợp nộp trực tuyến:

  • Thời hạn giải quyết là 07 Ngày làm việc.
  • Hình thức nộp thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an khi công dân có thông tin về số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Xin giấy xác nhận số CMND và thẻ căn cước
Xin giấy xác nhận số CMND và thẻ căn cước

Các trường hợp được cấp Giấy xác nhận số CMND, số căn cước công dân

Sau khi thực hiện các thủ tục xin giấy xác nhận thì kết quả giải quyết sẽ được cập nhật, thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, khi công dân có yêu cầu được trả Giấy xác nhận số CMND, số CCCD đến địa chỉ theo yêu cầu thì công dân phải trả phí chuyển phát theo quy định.

Cấp giấy xác nhận số CMND cũ trong trường hợp sau:

  • Công dân được cấp Giấy xác nhận số CMND đối với tất cả các trường hợp chuyển từ CMND 9 số sang thẻ CCCD.
  • Khi đi đổi CMND 12 số qua CCCD, nếu trường hợp CMND số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số CMND và chữ) thì được cấp Giấy xác nhận số CMND.

Ngoài ra, đối với trường hợp công dân đã được cấp thẻ CCCD nhưng chưa được cấp Giấy xác nhận số CMND hoặc bị mất Giấy xác nhận số CMND thì cũng được cấp lại giấy xác nhận số CMND.

Bên cạnh đó tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 59/2021/TT-BCA của Bộ Công an, mã QR code trên thẻ CCCD có lưu thông tin về số CCCD, số CMND.

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin về số Căn cước công dân, số CMND của công dân thông qua việc quét mã QR code, không yêu cầu công dân phải cung cấp Giấy xác nhận số CMND, CCCD.

Theo đó, kể từ ngày thông tư này có hiệu lực thì người dân không cần xuất trình Giấy xác nhận số CMND khi mã QR trên thẻ CCCD đã có các thông tin nêu trên.

  • Trường hợp mã QR code trên thẻ CCCD không có thông tin về số CMND, số CCCD cũ cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp CCCD có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số CMND, số CCCD cũ cho công dân khi có yêu cầu.
  • Trường hợp thông tin số CMND, số CCCD cũ của công dân không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân phải cung cấp bản chính hoặc bản sao thẻ CCCD, bản sao CMND (nếu có).

Cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp thẻ CCCD tiến hành tra cứu, xác minh qua tàng thư CCCD, giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp có thể hiện thông tin số CMND, số CCCD để xác định chính xác nội dung thông tin.

  • Trường hợp có đủ căn cứ thì cấp Giấy xác nhận số CMND, số CCCD cho công dân, trường hợp không có căn cứ để xác nhận thì trả lời công dân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Các trường hợp phải đổi CMND sang thẻ CCCD gắn chip

Hiện nay, nước ta đã dừng cấp CMND và thay bằng thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip. Sau đây là 06 trường hợp người dân bắt buộc phải CMND sang thẻ CCCD gắn chip.

– CMND hết hạn

  • Sau 15 năm kể từ ngày cấp, CMND sẽ hết giá trị sử dụng. Các giao dịch, thủ tục sử dụng CMND hết hạn sẽ cũng không được pháp luật công nhận.

– CMND bị hư hỏng không sử dụng được

  • CMND bị coi là hư hỏng, không sử dụng được là CMND bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ hoặc quá cũ nát, không xác định được nội dung.

– Thay đổi họ tên, ngày tháng năm sinh

  • Họ tên, ngày tháng năm sinh là nhưng thông tin cơ bản nhất của một công dân. Khi thay đổi họ tên hoặc ngày tháng năm sinh thì công dân cũng phải thay đổi thông tin trên giấy tờ nhân thân để sử dụng thống nhất trong các giao dịch, thủ tục hành chính.

– Thay đổi nơi thường trú

  • Khi thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước đây thì công dân phải đổi CMND cũ sang CCCD để cập nhật thông tin.

– Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

  • Đặc điểm nhận dạng là một trong những thông tin vô cùng quan trọng trên CMND, dùng để phân biệt đâu là người sử dụng CMND. Hầu hết đặc điểm nhận dạng ghi trên CMND thường là vết sẹo hoặc nốt ruồi…

– Mất CMND

  • Hiện nay, hầu hết các giao dịch, thủ tục hành chính đều cần sử dụng một loại giấy tờ nhân thân để đối chiếu, ghi nhận về một người. Nếu mất CMND, công dân nên làm thủ tục cấp CCCD nhanh nhất để không ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc hàng ngày.

Liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Xin giấy xác nhận CMND và thẻ căn cước”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về tạm ngừng doanh nghiệp, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, dịch vụ công chứng tại nhà, hồ sơ xin trích lục bản đồ địa chính, mẫu đơn xin trích lục bản án ly hôn, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được nhận tư vấn.

Câu hỏi thường gặp

Xin giấy xác nhận số CMND và thẻ căn cước công dân hết bao nhiêu tiền?

Việc xin giấy xác nhận số CMND và thẻ căn cước công dân là không mất tiền. Vì hiện nay pháp luật chỉ quy định lệ phí khi làm chứng minh nhân dân, căn cước công dân chứ không quy định lệ phí khi xin giấy xác nhận số CMND và thẻ căn cước công dân.

Có được dùng cả CMND và CCCD cùng lúc không?

Theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định sẽ thu lại CMND đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ CMND sang thẻ CCCD.
Bên cạnh đó, tại khoản 8 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA cũng có quy định: “Thu hồi CMND cũ đối với trường hợp công dân làm thủ tục đổi từ CMND sang thẻ CCCD”.
Điều này đồng nghĩa CMND không còn giá trị sử dụng khi người dân đã nhận được thẻ CCCD.

3/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm