Lương cơ bản không phải là một khái niệm được quy định trong luật. Tuy nhiên, đây vẫn là tên gọi quen thuộc với nhiều người lao động, cũng như với cán bộ, công chức, viên chức. Vậy lương cơ bản là gì? sau đây, phòng tư vấn Luật lao động của Luật sư X sẽ giải quyết những vấn đề xung quanh thuật ngữ này.
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật lao động 2019
Nội dung tư vấn
Lương cơ bản là gì?
Lương cơ bản được hiểu là mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động; tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu của từng công việc cụ thể.
Mức lương cơ bản không bao gồm : các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác. Do đó, trong nhiều trường hợp, lương cơ bản không phải là lương thực nhận của người lao động. Hiểu một cách chính xác hơn; lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào đó.
- Đặc điểm của lương cơ bản
+ Về đối tượng áp dụng: với tất cả người lao động (trong và ngoài khu vực Nhà nước);
+ Về mức độ ảnh hưởng: Khi lương cơ bản tăng; tức là mức lương thực tế của người lao động cũng tăng;
+ Về chu kỳ thay đổi: Tăng theo sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Cách tính lương cơ bản
Do với tính chất là mức lương tối thiểu người lao động nhận được; nên mức lương đối với đối tượng ngoài Nhà nước và Nhà nước cũng có sự khác biệt. Cụ thể như sau:
- Lương cơ bản của người lao động với đối tượng ngoài Nhà nước
Lương cơ bản của người lao động làm việc trong doanh nghiệp chính là mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.
- Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Nhà nước
Mức lương cơ bản của đối tượng này được tính theo công thức:
Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Quy luật tăng lương
Câu hỏi thường gặp
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Người sử dụng lao động được trả lương bằng những hình thức sau:
+ Lương được trả bằng tiền mặt
+ Hoặc lương được trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
Người sử dụng lao động cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây khi trả lương cho người lao động:
+ Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
+ Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
+ Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
+ Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
+ Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.