Mẫu giấy giới thiệu đề nghị giám định y khoa mới năm 2023

bởi TranQuynhTrang
Mẫu giấy giới thiệu đề nghị giám định y khoa mới năm 2023

Xin chào Luật sư, hiện nay tôi đang có thắc mắc quy định về việc giám định y khoa, mong được luật sư tư vấn. Cụ thể là tôi muốn hỏi về việc khám giám định y khoa được thực hiện theo trình tự như thế nào? Khi soạn thảo mẫu giấy giới thiệu đề nghị giám định y khoa sẽ cần lưu ý điều gì và ai là người có thẩm quyền thực hiện ký giấy này? Mong được luật sư tư vấn sớm, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến LSX, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nêu trên.

Căn cứ pháp lý

Việc khám giám định y khoa được thực hiện theo trình tự như thế nào?

Căn cứ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BYT quy định về trình tự khám giám định y khoa như sau:

1. Xác định đối tượng giám định y khoa

a) Giám định y khoa lần đầu là việc thực hiện khám giám định y khoa lần đầu cho đối tượng với cùng mục đích giám định, không phân biệt nội dung yêu cầu giám định.

b) Giám định y khoa lại là việc thực hiện giám định y khoa từ lần thứ hai trở đi cho các đối tượng đã được giám định y khoa lần đầu với cùng mục đích giám định y khoa.

c) Giám định y khoa phúc quyết là việc thực hiện giám định y khoa trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

d) Giám định y khoa phúc quyết lần cuối là việc thực hiện giám định y khoa đối với đối tượng quy định tại Điều 7 Thông tư này.

2. Kiểm tra đối chiếu

Người thực hiện giám định y khoa có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu đối tượng giám định với một trong các giấy tờ sau đây: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy khai sinh đối với đối tượng dưới 14 tuổi hoặc giấy xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú có dán ảnh chân dung của đối tượng chụp trên nền trắng cỡ ảnh 4 cm nhân với (x) 6 cm, cách ngày lập hồ sơ không quá 06 (sáu) tháng và đóng dấu giáp lai.

3. Khám tổng quát

Bác sỹ được Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa giao thụ lý hồ sơ có trách nhiệm lập hồ sơ giám định, khám tổng quát và trình Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa duyệt chỉ định khám chuyên khoa (khám lâm sàng, cận lâm sàng) phù hợp với hồ sơ giám định do tổ chức hoặc cá nhân người khám giám định đề nghị.

4. Khám chuyên khoa

Giám định viên chuyên khoa thực hiện khám và kết luận về những nội dung theo chỉ định của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa. Trường hợp cần thiết phải hội chẩn chuyên khoa.

5. Hội chẩn chuyên môn

Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm tổ chức, chủ trì hội chẩn trước khi Hội đồng giám định y khoa họp. Trường hợp cần thiết, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa mời đối tượng, Giám định viên và các thành viên có liên quan khác tham dự.

6. Họp Hội đồng giám định y khoa

Biên bản họp Hội đồng giám định y khoa thực hiện theo Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này và được lưu cùng hồ sơ khám giám định y khoa.

7. Ban hành Biên bản giám định y khoa

Biên bản giám định y khoa do cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư này và được lưu cùng hồ sơ khám giám định y khoa.

8. Lưu trữ hồ sơ khám giám định y khoa

Hồ sơ khám giám định y khoa được quản lý, lưu trữ theo quy định tại Thông tư số 53/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế.

Theo quy định nêu trên, việc khám giám định y khoa được thực hiện theo trình tự 8 bước như sau:

– Bước 1: Xác định đối tượng giám định y khoa

– Bước 2: Kiểm tra đối chiếu

– Bước 3: Khám tổng quát

– Bước 4: Khám chuyên khoa

– Bước 5: Hội chẩn chuyên môn

– Bước 6: Họp Hội đồng giám định y khoa

– Bước 7: Ban hành Biên bản giám định y khoa

– Bước 8: Lưu trữ hồ sơ khám giám định y khoa

Khám giám định y khoa là hoạt động làm căn cứ để xác định tình trạng sức khỏe của cá nhân, người lao động, người có công với cách mạng…để hưởng các chế độ ưu đãi, bảo hiểm xã hội…

Quy định về giấy giới thiệu khám giám định lần đầu?

Căn cứ điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về giấy giới thiệu khám giám định lần đầu như sau:

“Điều 5. Hồ sơ khám giám định lần đầu

Mẫu giấy giới thiệu đề nghị giám định y khoa mới năm 2023
Mẫu giấy giới thiệu đề nghị giám định y khoa mới năm 2023

1. Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động:

a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;

2. Hồ sơ khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp:

a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người được giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng;

3. Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động:

a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;”

Như vậy, giấy giới thiệu khám giám định lần đầu được quy định đối với hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động, hồ sơ khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp và hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động được quy định đều có giấy giới thiệu khám giám định lần đầu.

Thẩm quyền ký giấy giới thiệu thuộc về ai?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về thẩm quyền ký giấy giới thiệu giám định như sau:

“Điều 8. Hồ sơ giám định phúc quyết do vượt khả năng chuyên môn

1. Giấy giới thiệu do Lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa ký tên và đóng dấu theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.

2. Hồ sơ giám định theo quy định tại một trong các Điều 5, 6 hoặc 7 Thông tư này phù hợp từng đối tượng và loại hình khám giám định.

3. Biên bản giám định y khoa đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đã khám giám định cho đối tượng hoặc văn bản họp Hội đồng Giám định y khoa xác định lý do vượt khả năng chuyên môn đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh chưa khám giám định cho đối tượng do lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa ký đóng dấu.”

Như vậy, theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định giấy giới thiệu do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa ký tên và đóng dấu theo mẫu quy định.

Mẫu giấy giới thiệu đề nghị giám định y khoa

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [13.67 KB]

Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy giới thiệu đề nghị giám định y khoa

1 Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan, đơn vị giới thiệu đề nghị giám định

2 Tên Hội đồng Giám định y khoa nơi tổ chức đề nghị giám định

3 Tên cơ quan, đơn vị giới thiệu người lao động

4 Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông háo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.

5 Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc

6 Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/tổng hợp/phúc quyết.

7 Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản

8 Ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị

9 Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể nếu có. Nếu chưa được hưởng chế độ thì ghi: chưa.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy giới thiệu đề nghị giám định y khoa mới năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Thời hạn giá trị của Biên bản giám định y khoa là bao lâu?

Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định như sau:
Biên bản giám định y khoa có giá trị đến khi có biên bản giám định liền kề sau đó với cùng nội dung và mục đích giám định.

Chi phí giám định y khoa để giải quyết chế độ ưu đãi với người có công với cách mạng được quy định như thế nào?

Điều 163 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về chi phí khám giám định y khoa để giải quyết chế độ ưu đãi với người có công với cách mạng, chi phí khám giám định y khoa để giải quyết chế độ ưu đãi với người có công với cách mạng được thực hiện như sau:
– Cơ quan giới thiệu giám định y khoa có trách nhiệm trả chi phí giám định y khoa cho tổ chức thực hiện giám định theo quy định của pháp luật.
– Phí dịch vụ giám định y khoa theo quy định của Bộ Tài chính.
– Trường hợp Hội đồng giám định y khoa chưa khám giám định do vượt khả năng chuyên môn thì không thu phí giám định y khoa.
– Trường hợp Hội đồng giám định y khoa đã thực hiện khám giám định, họp Hội đồng và kết luận vượt khả năng chuyên môn hoặc trường hợp Hội đồng giám định y khoa đang thực hiện khám giám định nhưng đối tượng bỏ ngang không tiếp tục tham gia quá trình khám giám định thì thu phí giám định những nội dung đã thực hiện.
– Trường hợp khám giám định phúc quyết, khám giám định phúc quyết lần cuối theo đề nghị của đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng thì phí giám định y khoa do người đề nghị chi trả.

Nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh là gì?

Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 01/2023/TT-BYT quy định như sau:
Nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh
1. Đề xuất việc thành lập, kiện toàn Hội đồng giám định y khoa, bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám định viên của Hội đồng giám định y khoa.
2. Tiếp nhận, rà soát, giải quyết hồ sơ đề nghị giám định y khoa thực hiện theo quy định Nghị định số 131/2021/NĐ-CP .
3. Thực hiện giám định y khoa theo trình tự quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất công tác chuyên môn nghiệp vụ giám định y khoa, công tác tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực cho hoạt động giám định y khoa.
5. Giải quyết hoặc đề xuất giải quyết đề nghị, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc giám định y khoa.
6. Quản lý con dấu của Hội đồng giám định y khoa.
7. Lưu hồ sơ giám định y khoa theo quy định của pháp luật.
8. Hằng năm tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện hoạt động giám định y khoa về cơ quan quản lý trực tiếp và cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm