Ngày 23 tháng 01 năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính đã cùng nhau ký và ban hành Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. Đây được xem là Thông tư hướng dẫn phụ cấp ưu đãi giáo viên mới năm 2023 hiện vẫn còn có hiệu lực. Vậy TThông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC có hiệu lực từ khi nào? Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định những nội dụng gì? Để làm rõ vấn đề trên, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của LuatsuX.
Thuộc tính văn bản Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC
Số hiệu: | 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính | Người ký: | Nguyễn Trọng Điều, Nguyễn Văn Vọng, Trần Văn Tá | |
Ngày ban hành: | 23/01/2006 | Ngày hiệu lực: | 24/02/2006 | |
Ngày công báo: | 09/02/2006 | Số công báo: | Từ số 23 đến số 24 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC
Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 02 năm 2006. Kể từ ngày có hiệu lực, Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC đã bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật:
Bãi bỏ Thông tư số 147/1998/TT-LT-TCCP-TC-LĐTBXH-GDĐT ngày 05/3/1998 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 973/1997/QĐ-TTg ngày 17/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các trường công lập của Nhà nước và điểm 4.9 khoản 4 Thông tư liên tịch số 42/2003/TTLT/BGD&ĐT-BTC ngày 29/8/2003 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo – Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về “Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề”.
Nội dung cơ bản của Thông tư hướng dẫn phụ cấp ưu đãi giáo viên
Điều kiện áp dụng:
– Đối tượng quy định tại khoản 1 Mục này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các hạng có các kí tự đầu của mã số hạng là V.07) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo;
Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:
– Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
– Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
– Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
– Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Mức phụ cấp:
– Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);
– Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
– Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;
– Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;
– Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng;
– Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Việc xác định địa bàn miền núi thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhất của Liên Bộ.
Tải xuống Thông tư hướng dẫn phụ cấp ưu đãi giáo viên mới năm 2023
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ LSX
Vấn đề “Thông tư hướng dẫn phụ cấp ưu đãi giáo viên mới năm 2023” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ đăng ký làm lại giấy khai sinh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định như sau:
Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định như sau:
– Phương thức chi trả:
Phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉ hè) và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
– Nguồn chi trả:
Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi được sử dụng từ nguồn thu sự nghiệp của cơ sở giáo dục theo quy định và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện cải cách tiền lương.
Chế độ phụ cấp ưu đãi quy định tại Thông tư này được tính hưởng từ ngày 01/10/2004. Trường hợp có tháng nhà giáo đã tạm hưởng phụ cấp ưu đãi với mức bằng số tiền đã thực lĩnh như trước ngày 01/10/2004 mà số tiền tuyệt đối tạm hưởng nhiều hơn số tiền tuyệt đối tính theo Thông tư này thì không phải bồi hoàn.