Với mục đích tạo điều kiện cho người lao động nữ có thời gian và có sức khỏe để chăm con nhỏ, Bộ luật Lao động và các quy định pháp luật liên quan, các văn bản hướng dẫn đã quy định những quy định ưu tiên cho lao động nữ, trong đó có quy định về trợ cấp nuôi con nhỏ. Vậy chi tiết quy định về trợ cấp nuôi con nhỏ năm 2023 như thế nào? Trong những trường hợp nào thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp này? Bạn đọc hãy cùng LSX tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
Trợ cấp nuôi con nhỏ là gì?
Trợ cấp nuôi con nhỏ được hiểu là khoản lợi ích bằng tiền do doanh nghiệp trả cho người lao động và phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Quy định về trợ cấp nuôi con nhỏ năm 2023 như thế nào?
Ngoài việc lao động để kiếm thu nhập, lao động nữ còn phải thực hiện thiên chức làm mẹ nên pháp luật có quy định được dành cho những ưu tiên nhất định. Đặc biệt, nếu thuộc các trường hợp sau đây, người lao động nữ nuôi con nhỏ sẽ được nhận thêm tiền.
Nuôi con dưới 1 tuổi và làm đủ thời gian của ca làm việc
Khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về chế độ nghỉ đặc biệt dành cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi như sau:
a) Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.
Theo đó, lao động nữ nuôi con dưới 01 tuổi được quyền nghỉ 01 tiếng/ngày tính vào thời gian làm việc và được nhận đủ lương của ngày làm việc đó.
Thời gian nghỉ này được sắp xếp linh hoạt căn cứ vào thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp.
Trường hợp không có nhu cầu nghỉ và muốn làm đủ thời gian với sự đồng ý của doanh nghiệp, người lao động nuôi con dưới 01 tuổi sẽ được trả thêm tiền lương của ngày làm việc đó.
Nuôi con dưới 6 tuổi mà ngừng việc, thất nghiệp do Covid-19
Khoản 7 Mục II Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 đã nêu rõ:
Người lao động tại điểm 4, 5, 6 Mục II đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; đang nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha.
Theo đó, những người lao động thuộc diện nhận hỗ trợ do bị tạm hoãn hợp đồng, cho nghỉ không lương, bị ngưng việc, chấm dứt hợp đồng lao động do dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết 68 còn được nhận thêm 01 triệu đồng/trẻ nếu đang nuôi con dưới 06 tuổi.
Căn cứ Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, được sửa bởi Quyết định 33/2021/QĐ-TTg, thủ tục để nhận số tiền này sẽ do doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc thực hiện. Sau đó, tiền sẽ được trả về cho doanh nghiệp để trao đến tay người lao động.
Riêng trường hợp người lao động đã nghỉ việc phải tự mình thực hiện thủ tục hưởng. Người lao động có thể nộp hồ sơ giấy tại Trung tâm Dịch vụ việc làm hoặc làm thủ tục nhận hỗ trợ Covid-19 trên Cổng dịch vụ công quốc gia
Phụ cấp nuôi con nhỏ có tính thuế TNCN không?
Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, đây là khoản chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền và các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
- Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
Như vậy, phụ cấp nuôi con nhỏ của người lao động là một khoản có tính chất tiền lương, tiền công. Khoản phụ cấp này không thuộc một trong các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế nên khoản phụ cấp nuôi con nhỏ phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thay đổi căn cước công dân trên sổ bảo hiểm như thế nào?
- Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có cần công chứng không?
- Có được làm trọng tài viên khi đang là công chức của tòa án không?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định về trợ cấp nuôi con nhỏ chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định về trợ cấp nuôi con nhỏ năm 2023 như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn soạn thảo viết đơn tranh chấp đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Hồ sơ nộp cho Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động nghỉ việc. Cơ quan này sẽ tổng hợp danh sách nộp lên Sở Lao động Thương binh và Xã hội để trình cấp tỉnh phê duyệt hỗ trợ. Tối đa 5 ngày, các cấp phải giải quyết xong để tiền đến tay người lao động.
Lao động nữ được hưởng những quyền lợi sau:
(1) Từ chối làm việc ban đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa
(2) Được chuyển việc hoặc giảm bớt giờ làm
(3) Không bị chấm dứt hợp đồng vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi
(4) Được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới
(5) Không được xử lý kỷ luật lao động
(6) Được nghỉ mỗi ngày 60 phút hưởng đủ tiền lương
(7) Có thời gian nghỉ tối đa 20 ngày làm việc/ con/ năm
(8) Hưởng trợ cấp khi con ốm đau
Căn cứ điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động năm 2019, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ sẽ không bị xử lý kỷ luật.
Chính vì vậy, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng mà vi phạm kỷ luật thì lao động nữ sẽ không bị xử lý. Mà phải chờ đến khi hết thời gian này, đồng thời còn thời hiệu xử lý, người sử dụng lao động mới được tiến hành xử lý kỷ luật người lao động.