Chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo cần làm thủ tục gì?

bởi Hương Giang
Chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo

Đất tôn giáo là thuật ngữ chỉ những thửa đất được sử dụng phục vụ cho các mục đích xây dựng nhà thờ, thánh đường, tu viện,… Hiện nay, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội. Để được cơ quan nhà nước đồng ý cho chuyển mục đích, người dân cần nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này. Vậy Chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo cần làm thủ tục gì? Quy trình chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo mất bao lâu? Có được chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất tôn giáo hay không? Sau đây, Luật sư X sẽ giúp quý độc giả giải đáp những vấn đề này và cung cấp những quy định pháp luật liên quan. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

Có được chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất tôn giáo hay không?

Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.

Tại Điều 181 Luật Đất đai quy định: sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Có nghĩa, Luật Đất đai chỉ hạn chế việc cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Việc chuyển mục đích sử dụng đất của cơ sở tôn giáo không bị hạn chế.

Hơn nữa, Luật Đất đai cũng quy định: Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Cơ sở tôn giáo khi được nhà nước giao đất thì không phải nộp tiền sử dụng đất. Và, nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Như vậy, mảnh đất trồng cây lâu năm của cơ sở tôn giáo có thể được phép chuyển mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật và theo quy định tại địa phương.

Chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo cần chuẩn bị hồ sơ gì?

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo là hoạt động pháp lý diễn ra thường xuyên, liên tục, gắn liền với quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức tôn giáo. Thực tế, cơ sở tôn giáo chỉ bị hạn chế sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất không bị hạn chế.

Khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo, cơ sở tôn giáo cần chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần cung cấp các Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Đối  với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư, cần cung cấp bản  sao bản thuyết minh dự án đầu tư.

– Đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình, cơ sở tôn giáo cần cung cấp bản sao báo cáo kinh tế – kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất.

– Đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư và trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình, cần chuẩn bị văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Trên đây là những giấy tờ, tài liệu mà cơ sở tôn giáo cần đảm bảo chuẩn bị khi muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo. Những giấy tờ, tài liệu này là cơ sở để cơ quan chức năng có thẩm quyền căn cứ vào, đưa ra quyết định xem đất đó có đảm bảo điều kiện để xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo diễn ra chuẩn chỉnh, đúng quy định của pháp luật.

Chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo cần làm thủ tục gì?

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo là hoạt động pháp lý diễn ra thường xuyên, liên tục, gắn liền với quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức tôn giáo. Đất tôn giáo là một loại đất đặc biệt. Bởi lẽ, bản chất và mục đích sử dụng của loại đất này hoàn toàn khác biệt so với các loại đất khác. Nếu các loại đất khác, mục đích sử dụng là phục vụ nhu cầu sử dụng ở và phát triển nông nghiệp của người dân, thì mục đích sử dụng của đất tôn giáo là sử dụng vào mục đích tôn giáo.

Khi tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo, cơ sở tôn giáo phải tuân thủ đầy đủ theo các quy trình cụ thể sau đây:

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Cơ sở tôn giáo muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cơ sở tôn giáo sẽ nộp hồ sơ lên Sở tài nguyên và môi trường (Hoặc văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện nơi có miếng đất).

– Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý hồ sơ.

Sở tài nguyên và môi trường (hoặc văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện nơi có miếng đất) sẽ tiếp nhận hồ sơ của cơ sở tôn giáo gửi lên.

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ gửi trả hồ sơ về để cơ sở tôn giáo chỉnh sửa hoặc bổ sung. Việc trả hồ sơ phải được thể hiện rõ bằng văn bản (trong đó nêu rõ lý do trả hồ sơ về).

+ Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thụ lý, giải quyết yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

– Bước 3: Thực hiện các nghĩa vụ tài chính.

Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ hướng dẫn chủ thể có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan.

Các nghĩa vụ tài chính (khoản thuế phí) là nghĩa vụ mà chủ thể có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải đảm bảo thực hiện. Chỉ khi đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tài chính, cơ quan chức năng có thẩm quyền mới hoàn tất việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo cho đối tượng có nhu cầu.

– Bước 4: Trả kết quả.

Sau khi cơ sở tôn giáo hoàn tất việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ trả kết quả về.

Chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo
Chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo

Quy trình chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo mất bao lâu?

Đất tôn giáo là một trong các loại đất nằm dưới sự điều chỉnh của pháp luật đất đai. Đất tôn giáo là một loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, và nó là loại đất được sử dụng ổn định lâu dài. Tức chỉ khi đảm bảo được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức mới có quyền được xin cấp đất tôn giáo. Hiện nay, nhu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo ngày càng lớn.

Trong khoảng thời gian không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất), cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ trả kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo cho cơ sở tôn giáo.

Đối  với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, thời gian trả kết quả là không quá 25 ngày.

Trên đây là quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo mà các cơ sở tôn giáo phải đảm bảo thực hiện khi có nhu cầu. Quy trình này giúp đảm bảo tính khách quan, toàn diện trong hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất; bảo đảm tính ổn định trong vấn đề quản lý Nhà nước về đất đai của cơ quan Nhà nước.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đềChuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo cần làm thủ tục gì?“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Dịch vụ luật sư Bắc Giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (đất tôn giáo) có nộp tiền sử dụng đất không?

Đất để xây công trình để các nữ tu già yếu nghỉ dưỡng thì cũng là hoạt động tôn giáo; đất này có thể chuyển mục đích sử dụng sang đất tôn giáo.
Theo khoản 5 Điều 54 Luật này thì cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp theo diện được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, do đó, khi chuyển mục đích sử dụng đất sang đất tôn giáo sẽ không thu tiền sử dụng đất.

Thời hạn sử dụng của đất cơ sở tôn giáo là bao lâu?

Theo Điều 125 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp sau đây:
– Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;
– Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 Luật Đất đai 2013;
– Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
– Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;
– Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 Luật Đất đai 2013; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 Luật Đất đai 2013;
– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
– Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 Luật Đất đai 2013;…
Từ quy định trên thì đất cơ sở tôn giáo thuộc đất sử dụng ổn định lâu dài.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm