Chào Luật sư, cách đây 05 năm trước khi lấy vợ, tôi đã có sống thử cùng một cô gái tuy nhiên sau đó chúng tôi chia tay do hai bên gia đình ngăn cấm. Mãi một thời gian sau này khi tôi lấy vợ thì tôi mới biết được tôi và người con gái trước kia sống thử có chung một người con trai 03 tuổi. Chính vì thế, tôi muốn chu cấp cho con trai của tôi. Thế nên Luật sư có thể cho tôi hỏi mức chu cấp cho con ngoài giá thú năm 2023 là bao nhiêu là phù hợp được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về mức chu cấp cho con ngoài giá thú năm 2023 là bao nhiêu?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Con ngoài giá thú có nghĩa là gì?
Con ngoài giá thú có nghĩa là gì? Con ngoài giá thú hoặc con ngoài giả thú là thuật ngữ là người dân Việt Nam dùng để chỉ những người con được khi ra trước hôn nhân hoặc được sinh ra không có sự công nhận giữa hai người không phải là vợ chồng hợp pháp tại Việt Nam. Hiện nay việc có con ngoài giá thú không phải là một hành vi vi phạm pháp luật, chính vì lý do đó con ngoài giá thú cũng có thể được yêu cầu những quyền lợi như những người con được sự bảo vệ vững chắc của mối quan hệ hôn nhân hợp pháp.
Theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ như sau:
– Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
– Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Theo quy định tại Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền nhận cha, mẹ như sau:
– Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
– Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.
Theo quy định tại Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền nhận con như sau:
– Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
– Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.
Con ngoài giá thú có được cấp dưỡng không theo quy định?
Con ngoài giá thú hoàn toàn có được sự cấp dưỡng từ phía cha hoặc mẹ của mình. Trong trường hợp bản thân không được cấp dưỡng người mẹ hoặc người cha có thể yêu cầu bên còn lại thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái của mình cho dù người con đó là con ngoài giá thú. Trong trường hợp đối phương còn lại không thực hiện hành vi cấp dưỡng thì bạn có thể có quyền yêu cầu Toà án giải quyết về việc yêu cầu bồi thường cấp dưỡng cho con ngoài giá thú và yêu cầu đó Toà án sẽ hoàn toàn chấp nhận.
Theo quy định tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
– Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
– Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
Theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con như sau:
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Mức chu cấp cho con ngoài giá thú năm 2023 là bao nhiêu?
Mức chu cấp cho con ngoài giá thú năm 2023 là bao nhiêu sẽ được cho là hợp lý nhất? Là câu hỏi đặt ra của nhiều bậc phụ huynh khi có nhu cầu chu cấp nuôi dưỡng cho con ngoài giá thú. Dựa vào những bản án mà phía Toà án đã tuyên ta thấy được thông thường để xác định được mức cấp dưỡng Toà án sẽ dựa vào thu nhập ổn định của người cấp dưỡng và khả năng cấp dưỡng của người đó. Bên cạnh đó, Toà án còn căn cú vào thoả thuận cấp dưỡng mà hai bên cha và mẹ thoả thuận về điều kiện cấp dưỡng cho con cái.
Theo quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nức cấp dưỡng như sau:
– Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về phương thức cấp dưỡng như sau:
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Hồ sơ yêu cầu cấp dưỡng cho con ngoài giá thú cần giấy tờ gì?
Nếu bạn muốn yêu cầu một ai đó cấp dưỡng cho con ngoài giá thú của bạn thì bạn có thể tiến hành việc chuẩn bị một số loại giấy tờ nhất đinh. Sau đó tiến hành nộp các loại giấy tờ đó cho phía cơ quan Toà án nơi người yêu cầu của bạn đang cư trú để Toà án tiếp nhận đơn yêu cầu của bạn và giải quyết yêu cầu cấp dưỡng con cái. Và để có thể chuẩn bị thành công một bộ hồ sơ cấp dưỡng, bạn cần phải có đơn khởi kiện theo đúng chuẩn quy dịnh pháp luật, giấy chứng minh quan hệ cha con, căn cước công dân của bạn.
- Đơn khởi kiện (yêu cầu ai đó cấp dưỡng cho con của bạn, mức cấp dưỡng);
- Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con (giấy chứng sinh có ghi nhận cha của bệnh viện, giấy xét nghiệm ADN có lập vi bằng);
- Giấy khai sinh (nếu có ghi nhận đầy đủ tên cha và mẹ);
- Căn cước công dân của bạn;
- Giấy đăng ký kết hôn (nếu có);
- Quyết định hoặc bản án ly hôn (nếu có);
- Thoả thuận về việc cấp dưỡng con cái (nếu có).
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mức chu cấp cho con ngoài giá thú năm 2023 là bao nhiêu?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Lợi ích của bảo hiểm y tế 5 năm liên tục cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Con ngoài giả thú hoàn toàn có thể nhận thừa kế.
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 những người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo quy định tại Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phân chia di sản theo pháp luật như sau:
– Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
– Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.
– Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp xuất hiện tình trạng người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
Con thành niên mà không có khả năng lao động.