Tự nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

bởi PhamThanhThuy
Tự nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không

Chào Luật sư tôi đang làm ở công ty hiện tại hơn 2 năm. Tôi được đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Dạo gần đây công ty tôi sắp có đợt kiểm tra, tôi phải ở lại làm việc tận tối nhưng không được tính tiền tăng ca. Hơn nữa quản lý của tôi cứng nhắc, không bao giờ công nhận năng lực hay sự cống hiến của nhân viên. Tôi đã nản rất nhiều lần và có ý định nghỉ việc tại công ty. Tôi còn muốn nghỉ ngang vì công việc hiện tại đã quá áp lực rồi. Không biết hiện nay quy định về việc Tự nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không theo quy định? Tự nghỉ việc có được nhận lương hay không? Mong được luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của LSX. Về vấn đề “Tự nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không theo quy định?” chúng tôi xin giải đáp cho bạn như sau:

Trường hợp nào được cho là tự ý nghỉ việc trái pháp luật?

Hiện nay vì một số lí do cá nhân hoặc môi trường làm việc không tốt mà người lao động không thể nghỉ đúng theo hợp đồng lao động đã giao kết. Có trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc trái pháp luật. Vậy như thế nào được xem là tự ý nghỉ việc trái pháp luật? Trường hợp nào được cho là tự ý nghỉ việc trái pháp luật? Quy định này được hiểu như sau:

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải đảm bảo thời hạn báo trước theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước trong trường hợp sau:

– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 (doanh nghiệp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp động lao động do sự cố thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố về cơ sở kinh doanh hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi);

– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 (chậm lương cho có lý do bất khả kháng mà doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng thời hạn và chỉ được chậm lương dưới 30 ngày);

– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019 (phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi);

– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu,làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Như vậy, khi người lao động nghỉ việc mà không đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước hoặc không thuộc trường hợp nghỉ việc mà không cần báo trước như đã nêu thì được xem là tự ý nghỉ việc trái pháp luật.

Tự nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không theo quy định?

Hiện nay nếu như nghỉ đúng luật thì người lao động được chốt sổ bảo hiểm xã hội và có thể nộp hồ sơ để được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế có trường hợp người lao động tự nghỉ việc và họ thắc mắc không biết có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không. Chúng tôi xin tư vấn nội dung này như sau:

Căn cứ Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

  1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
    a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
    b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
    c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
    d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
  2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
    b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
    c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
    d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
    đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
    e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;”
    g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”
    Căn cứ Điều 39 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

“Điều 39. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.”
Từ quy định trên cho thấy việc tự ý thôi việc không báo trước được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Mặt khác căn cứ Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp:

“Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
    a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
    b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
  2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
    …”
    Vậy có thể kết luận rằng việc bạn tự ý thôi việc là bạn đã chấm dứt hợp đồng trái pháp luật vì thế bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tự nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không

Tự ý thôi việc có được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp không?

Việc bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp hiện nay có thể được diễn ra. Tuy nhiên đối với việc tự ý thôi việc thì liệu rằng việc bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp có được áp dụng hay không? Hiện nay khi nào thì tự ý thôi việc được phép bảo lưu bảo hiểm xã hội? Mời bạn đọc tham khảo nội dung tư vấn của chúng tôi qua nội dung bên dưới như sau:

Căn cứ Điều 45 Luật Việc làm 2013 quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp:

“Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

  1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
  3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.”
    Mặt khác căn cứ khoản 5 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP :

“Điều 21. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và trừ những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu trong quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có).”
Vậy thời gian đóng bảo hiểm xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp bạn chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian đó được tự động bảo lưu cho bạn.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định ra sao?

Hiện nay mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp đã được quy định tại Luật việc làm 2013. Tuy nhiên, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp của mỗi người sẽ khác nhau vì nó còn phụ thuộc vào mức lương, số tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mời bạn đọc tham khảo nội dung sau đây để có thể tự tính mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội như sau:

Căn cứ Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định:

“Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

  1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
  2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
  3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.”
    Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp = mức bình quân tiền lương hằng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp X 60%.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của LSX, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tự nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ sang tên sổ đỏ…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

NLĐ tự ý nghỉ có phải bồi thường hợp đồng không?

NLĐ phải có trách nhiệm bồi thường hợp đồng do hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
– Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
– Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2019.

NLĐ tự nghỉ việc có được nhận trợ cấp thôi việc không?

Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, khi chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp luật định.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ, người lao động sau khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc.

NLĐ tự nghỉ việc thì có được thanh toán tiền lương không?

Tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau: Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.
Như vậy, dù người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người sử dụng lao động vẫn có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ trả đủ tiền lương những ngày chưa thanh toán.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm