Xin chào luật sư, tôi đang là chủ của một doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bắc Ninh. Thời gian vừa qua do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên việc kinh doanh của doanh nghiệp tôi cũng gặp nhiều trục trặc. Vốn của doanh nghiệp cũng bị thu hẹp dần do vậy tôi đang có nhu cầu vay vốn để giải quyết việc làm cho công nhân. Luật sư có thể tư vấn giúp tôi về Mẫu đơn vay vốn giải quyết việc làm hiện nay như thế nào được không?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Mẫu đơn vay vốn giải quyết việc làm chuẩn pháp lý
Hiện nay, người lao động, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay các doanh nghiệp khác… có nhu cầu vay vốn để tạo, duy trì và mở rộng việc làm đều có thể vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi. Khi muốn may vốn để giải quyết việc làm cần chuẩn bị một mẫu đơn vay vốn giải quyết việc làm chuẩn pháp lý. Dưới đây LSX cung cấp cho bạn đọc về mẫu đơn này, mời bạn cùng tham khảo nhé
Hướng dẫn chi tiết cách ghi mẫu đơn vay vốn giải quyết việc làm
Một trong những yếu tố có thể vay vốn được hay không đó là cách viết đơn phải rõ ràng, chi tiết. Trình bày được lý do để được chấp nhận vay vốn. Người làm đề nghị điền mẫu đơn đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm nêu trên theo hướng dẫn sau:
(1) Địa điểm của Ngân hàng chính sách xã hội gửi giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ
(2) Trường hợp đề nghị vay vốn tại nơi thường trú thì ghi thông tin nơi thường trú; trường hợp đề nghị vay vốn tại nơi tạm trú thì ghi thông tin nơi tạm trú.
(3) Tích vào ô trống tương ứng đối tượng ưu tiên (nếu có), bao gồm:
- Người khuyết tật theo Giấy xác nhận khuyết tật do UBND cấp xã cấp
- Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
(4) Ghi rõ tên dự án và trình bày ngắn gọn mục đích của dự án đó
(5) Ghi rõ địa chỉ, địa điểm, nơi thực hiện dự án
(6) Số người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, cụ thể:
- Lao động nữ (nếu có)
- Lao động là người khuyết tật (nếu có)
- Lao động là người dân tộc thiểu số (nếu có)
(7) Tổng số tiền sẵn có để thực hiện dự án hỗ trợ việc làm cho người lao động
(8) Khoản tiền sẽ đề nghị vay từ ngân sách chính sách xã hội
(9) Liệt kê và ghi rõ mục đích số tiền vay cho từng đầu việc cụ thể
(10) Xác định rõ thời hạn vay (số tháng), tháng nào trả gốc, tháng nào trả lãi.
Đối tượng sử dụng mẫu đơn vay vốn giải quyết việc làm là ai?
Khi gặp khó khăn không thể duy trì việc làm cho người lao động thì có thể vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội để có thể tiếp tục duy trì kinh doanh. Pháp luật hiện hành có quy định cụ thể về các đối tượng được phép vay vốn giải quyết việc là, tại Điều 23 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Ngoài người lao động, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thuộc các trường hợp dưới đây cũng được vay vốn:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.
Hồ sơ vay vốn giải quyết việc làm gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ vay vốn giải quyết việc làm bao gồm các giấy tờ cần thiết để nộp cho chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương nhằm đề nghị ngân hàng có thể hỗ trợ vay vốn. Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Lập hồ sơ vay vốn
- Người lao động, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn từ Quỹ lập hồ sơ vay vốn gửi chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (sau đây gọi chung là Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương) nơi thực hiện dự án.
- Hồ sơ vay vốn:
a) Đối với người lao động:
- Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp;
- Bản sao giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 của Luật Việc làm (nếu có).
Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019
- Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 28 như sau:
“a) Đối với người lao động: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định này;”.
Theo đó, hồ sơ vay vốn đối với người lao động đã bỏ bản sao giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên.
Đồng thời, giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp thay bằng giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án.
Tóm lại, từ ngày 01/01/2023 hồ sơ vay vốn của người lao động chỉ cần giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị Định 104/2022/NĐ-CP.
Mời bạn xem thêm
- Hồ sơ vay vốn mua nhà ở xã hội năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn vay vốn giải quyết việc làm“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 24 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) quy định về mức vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm như sau:
Mức vay
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.
Mức vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Theo đó người lao động được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm tối đa 100 triệu đồng.
Căn cứ Điều 26 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) quy định như sau:
Lãi suất vay vốn
Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật việc làm, lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo quy định pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo.
Đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm, lãi suất vay vốn bằng 50% lãi suất theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất vay vốn theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Theo đó, lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo.
Đối với người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, lãi suất vay vốn bằng 50% lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo.
Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất vay vốn.