Thủ tục xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp ra sao?

bởi Ngọc Gấm
Thủ tục xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp ra sao?

Chào Luật sư, sau khi con tôi học kỹ sư chăn nuôi về, gia đình tôi muốn chuyển đổi việc nuôi heo thông thường tại gia đình sang nuôi heo theo hình thức trang trại. Tuy nhiên khi tiến hành xây dựng chuồng trại thì phía Ủy ban nhân xã nói với gia đình chúng tôi phải làm thủ tục xin phép. Chính vì thế, Luật sư có thể cho tôi hỏi thủ tục xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp ra sao được không ạ?

Để giải quyết cho tình huống này, LSX xin được phép cung cấp cho bạn thông tin về Thủ tục xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp tại Việt Nam. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.

Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích gì?

Đất nông nghiệp là loại đất phổ biến đứng thứ hai tại Việt Nam bên cạnh các loại đất phi nông nghiệp như đất ở. Tại Việt Nam, nhà nước Việt Nam cho phép người dân Việt Nam được sử dụng đất nông nghiệp với các mục đích như làm ruộng, trồng mua màu, nuôi trồng thủy hải sản và làm muối biển. Từ đó ta thấy được đất nông nghiệp được sử dụng với mục đích chính là phát triển nông nghiệp nước nhà.

Theo quy định tại Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về đất nông nghiệp được sử dụng với mục đích như sau:

Nhóm đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (kể cả đất làm bờ lô, bờ thửa nằm trong khu đất của một đối tượng sử dụng đất để phục vụ cho mục đích nông nghiệp của đối tượng đó).”

Có được xây dựng trang trại trên đất nông nghiệp không?

Có được xây dựng trang trại trên đất nông nghiệp không? Câu trả lời là được cho phép. Theo quy định của pháp luật, đối với nhóm đất nông nghiệp khác người dân sẽ được phép sử dụng dất để xây dựng các chuồng trại chăn nuôi, gia cầm khi được cấp phép theo quy định của pháp luật. Chính vì thế, người dân cứ yên tâm về việc bản thân lỡ xây dựng chuồng trại chăn nuôi trên đất nông nghiệp tại Việt Nam.

Theo quy định tại Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về đất nông nghiệp khác được sử dụng với mục đích như sau:

Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, kể cả các loại nhà khác gắn liền với khu vực chuồng trại để phục vụ cho chăn nuôi; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Thủ tục xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp ra sao?
Thủ tục xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp ra sao?

Thủ tục xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp ra sao?

Để có thể thực hiện thành công thủ tục xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp thì bạn thân người có nhu cầu phải hoàn thành được thủ tục cấp giấy phép đủ điều kiện chăn nuôi tại địa phương. Khi có giấy phép này bạn sẽ được phép xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp. Để có thể hoàn thành giấy phép này, người có nhu cầu phải biết được cách chuẩn bị hồ sơ và phương thức đăng ký như sau:

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 23 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp phép xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp như sau:

“2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi theo Mẫu số 02.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.

Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).

Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi theo Mẫu số 05.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Xây trang trại trên đất nông nghiệp thế nào cho hợp pháp?

Xây trang trại trên đất nông nghiệp là điều mà pháp luật Việt Nam hoàn toàn cho phép, tuy nhiên để có thể xây dựng chuồng trại hợp pháp thì trước hết bạn phải đáp ứng điều kiện được tiến hành chăn nuôi tại Việt Nam và phải có giấy phép đủ điều kiện chăn nuôi.

Khi đáp ứng được yêu cầu về điều kiện chăn nuôi thì khi tiến hành xây dựng chuồng trại bạn phải xin được Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại mà bạn muốn. Sau khi có đầy đủ các loại giấy phép theo yêu cầu, bạn sẽ tiến hành xây dựng trang trại chăn nuôi theo như đơn đã đăng ký và có sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Thủ tục xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp ra sao?. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Kê khai hoạt động chăn nuôi như thế nào?

– Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định loại, số lượng vật nuôi phải thực hiện kê khai, thời điểm kê khai và mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi.

Quy mô chăn nuôi sẽ ra sao?


Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây:

– Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;

– Chăn nuôi nông hộ.

Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng yêu cầu gì?

Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;
2. Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
3. Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm