Trái phiếu là một trong những loại giấy tờ có giá được đông đảo các nhà đầu tư quan tâm chú ý. Khác với cổ phiếu, mức độ rủi ro của trái phiếu có phần thấp hơn, tuy nhiên đi kèm với đó là lợi nhuận cũng ít hơn so với cổ phiểu. Hiện nay, vệc chào bán cổ phiếu ra công chúng cần phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Mẫu đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng là mẫu nào? Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng gồm những gì? Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng được quy định như thế nào? Sau đây LSX sẽ giúp bạn đọc làm sáng tỏ qua bài viết sau.
Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng
Nhằm nâng cao nguồn vốn của công ty, công ty D muốn phát hành trái phiếu ra công chúng để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, công ty D băn không biết liệu mình có đáp ứng các điều kiện để chào bán trái phiếu hiện nay không. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng được quy định như thế nào, hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để được giải đáp nhé:
Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:
– Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
– Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm;
– Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua;
– Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;
– Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
– Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
– Tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đăng ký chào bán phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong các trường hợp sau:
+ Tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận; hoặc
+ Tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá tính đến thời điểm đăng ký chào bán lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.- Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;
– Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.
(Khoản 3 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019, Điều 19 Nghị định 155/2020/NĐ-CP)
Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng
Công ty cổ phần K muốn đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng để mở rộng mạng lưới kinh doanh. Anh P là người được công ty K ủy quyền tiến hành thủ tục này. Tuy nhiên, anh P băn khoăn không biết căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng gồm những gì, hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để được giải đáp nhé:
Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng gồm:
– Giấy đăng ký chào bán theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
– Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 19 Luật Chứng khoán.
– Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng, thông qua việc niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán, trong đó:
+ Phương án phát hành phải nêu rõ: loại trái phiếu chào bán, số lượng trái phiếu từng loại chào bán, lãi suất trái phiếu hoặc nguyên tắc xác định lãi suất trái phiếu; kỳ hạn trái phiếu;
+ Trường hợp đợt chào bán nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án, phương án sử dụng vốn phải bao gồm nội dung về phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án.
– Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 02 năm gần nhất phải đáp ứng quy định tại Điều 20 Luật Chứng khoán, trong đó: trường hợp hồ sơ được nộp trong thời gian 60 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, báo cáo tài chính năm của năm trước đó trong hồ sơ ban đầu có thể là báo cáo tài chính chưa có kiểm toán, nhưng phải có báo cáo tài chính được kiểm toán của 02 năm trước liền kề;
Trường hợp tổ chức phát hành hoàn thiện hồ sơ sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, tổ chức phát hành phải bổ sung báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán.
– Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng với công ty chứng khoán, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán.
– Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có) bao gồm các nội dung tối thiểu theo Mẫu số 08 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp có tổ hợp bảo lãnh phát hành, cam kết bảo lãnh phát hành của tổ chức bảo lãnh phát hành chính phải kèm theo hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh phát hành. Các tài liệu này phải được gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán.
– Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành hoặc đối với trái phiếu đăng ký chào bán trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký chào bán (nếu có).
– Văn bản cam kết của Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc triển khai niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.
– Quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng. Đối với việc chào bán trái phiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phương án phát hành trái phiếu ra công chúng theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
– Tài liệu quy định tại điểm c khoản 1, điểm d, g khoản 3 Điều 18 Luật Chứng khoán và văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán.
Ngoài việc tìm hiểu về mẫu giấy đề nghị đăng ký chứng khoán ra, quý khách hàng hãy tham khảo thêm một số dịch vụ của chúng tôi thông qua bài viết sau: Cấp sổ đất xen kẹt
Mẫu đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng mới nhất
Công ty trách nhiệm hữu hạn M nhận thấy mình đã đáp ứng các điều kiện để chào bán trái phiếu ra công chúng. Do đó, công ty M muốn làm đơn đăng ký chào bán trái phiếu với cơ quan nhà nước để được phê duyệt. Tuy nhiên, công ty M chưa nắm rõ cách soạn thảo mẫu đơn này như thế nào. Nếu có cùng thắc mắc trên thì mời quý độc giả tham khảo và tải về Mẫu đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng mới nhất tại đây:
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng mới nhất“. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Mẫu giấy đăng ký chào bán trái phiếu là văn bản chứa đựng thông tin của tổ chức đăng ký chào bán, nội dung đăng ký, những cam kết của tổ chức chào bán trái phiếu…Mẫu giấy đăng ký chào bán trái phiếu sẽ là căn cứ để Ủy ban chứng khoán Nhà nước để được xem xét và giải quyết việc đăng ký chào bán trái phiếu của tổ chức đăng ký chào bán.
Trái phiếu có một cơ chế đảm bảo vô cùng quan trọng để đảm bảo sự tin cậy của người đầu tư. Nó cam kết thanh toán một phần hoặc toàn bộ số gốc và lãi của trái phiếu thông qua các cách sau đây:
+ Bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Trong trường hợp này, một tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết sẽ thanh toán số tiền cần thiết khi trái phiếu đáo hạn. Điều này tạo ra một lớp bảo vệ mạnh mẽ cho người đầu tư, vì có một đối tác tài chính uy tín chịu trách nhiệm đảm bảo thanh toán.
+ Bảo đảm bằng tài sản của tổ chức phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba: Trái phiếu cũng có thể được bảo đảm thông qua việc sử dụng tài sản như tài sản đảm bảo. Điều quan trọng là tài sản này phải được đánh giá và xác nhận giá trị bởi một tổ chức có thẩm quyền, và nó phải được đăng ký và quản lý theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Điều này đảm bảo rằng tài sản đảm bảo có giá trị đáng tin cậy và có khả năng đáp ứng các khoản thanh toán cần thiết đối với trái phiếu.