Tội phạm ngày càng hoành hành trong xã hội với nhiều thủ đoạn ngày càng hung tợn, khó lường. Chính vì vậy, cơ quan chức năng trong quá trình điều tra xử lý tội phạm có quyền áp dụng một số biện pháp ngăn chặn nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, bảo đảm an ninh trong xã hội. Một trong những biện pháp được áp dụng phổ biến là biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Mẫu lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú là mẫu nào? Thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú thuộc về ai? Cấm đi khỏi nơi cư trú có được đi làm không? Tại bài viết này, LSX sẽ giải đáp lần lượt từng băn khoăn trên cho quý độc giả.
Quy định liên quan đến lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú
Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp cơ quan chức năng dùng để áp dụng đối với một số đối tượng nhất định nhằm đảm bảo sự có mặt của họ tại nơi cư trú. Việc làm này nhằm góp phần đảm bảo cho công tác điều tra diễn ra hiệu quả. Vậy quy định pháp luật liên quan đến lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú hiện nay như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Cấm đi khỏi nơi cư trú được quy định tại Điều 123 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015. Theo đó thì cấm đi khỏi nơi cư trú được hiểu là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, nhằm đảm bảo quá trình điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện theo đúng thẩm quyền và đúng trình tự pháp luật.
– Nghĩa vụ của bị can, bị cáo khi thực hiện lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú: Bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
+ Bị can, bị cáo không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép;
+ Bị can, bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập đúng thời gian ghi trên giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
+ Bị can, bị cáo phải đảm bảo không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
+ Bị can, bị cáo không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật nhằm ảnh hưởng đến kết quả điều tra; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Nếu như bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan nêu trên thì bị tạm giam.
– Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú: theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự thì thời hạn này không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này.
Riêng đối với người bị kết án phạt tù thì thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
– Trách nhiệm của người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú: Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ. Ngoài ra người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú còn phải thực hiện lệnh này theo đúng quy định và trình tự của pháp luật.
– Trường hợp được đi khỏi nơi cư trú: bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú chỉ khi được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ. Việc vắng mặt tại nơi cú trú khi đang thực hiện lệnh cấm phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Cấm đi khỏi nơi cư trú có được đi làm không?
Ông T bị cơ quan tòa áp áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú do bị truy tố vì tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác. Vụ án này đang trong quá trình điều tra xét xử, ông T có thắc mắc không biết liệu căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Cấm đi khỏi nơi cư trú có được đi làm không, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
– Điểm a khoản 2 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép.
– Đồng thời, khoản 5 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, người bị cấm đi khỏi nơi cư trú có thể đi làm trong trường hợp được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ cho phép và phải có giấy phép được ra khỏi nơi cư trú.
Lưu ý: Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
Mẫu lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú chính xác nhất
Bị can, bị cáo là những đối tượng bị truy tố theo pháp luật hình sự. Những đối tượng này bị tình nghi là đối tượng phạm tội, do đó, để cho quá trình điều tra xử lý tội phạm diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt nhất, cơ quan chức năng thường ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú để hạn chế các đối tượng này rời khỏi nơi cư trú. Sau đây, mời quý độc giả tham khảo và tải về Mẫu lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú chuẩn quy định tại đây:
Thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú thuộc về ai?
Anh A vừa qua bị chị C khởi tố vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 200 triệu đồng. Cơ quan nhà nước cũng đang bắt tay vào điều tra hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên, trong đó anh A là đối tượng bị tình nghi. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với anh A để đảm bảo công tác điều tra. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú thuộc về ai, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Căn cứ theo khoản 3 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về cấm đi khỏi nơi cư trú như sau:
Cấm đi khỏi nơi cư trú
- Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định:
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
- Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
Theo đó, những người có thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú là:
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
– Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
– Thẩm phán chủ tọa phiên tòa;
– Đồn trưởng đồn biên phòng.
Khuyến nghị: Chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sư giải quyết Tranh chấp đất đai. LSX cam kết sẽ bảo mật thông tin khách hàng, giải quyết các vấn đề pháp lý nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản 2 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì bị tạm giam.
Đồng thời, khoản 6 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo phải báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú biết để xử lý theo thẩm quyền.
Theo đó, trong trường hợp người bị cấm ra khỏi nơi cư trú đi làm nhưng không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị bắt tạm giam và xử lý theo thẩm quyền.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
– Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép;
– Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
– Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
– Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
– Không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án;
– Không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Nếu người bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú vi phạm các nghĩa vụ đã cam đoan thì sẽ bị tạm giam.